Nhớ Xuân ...
Không biết do tôi lớn hay tại vì cuộc sống thay đổi, tết nó không còn rộn ràng như xưa, cảm thấy cái xuân hình như chưa đến hoặc chẳng thích đến. Cái không khí hơi trầm lắng, và cứ chầm chậm trôi. Chỉ ngồi chờ đến lúc được về quê thôi, về quê sẽ khác, không khí xuân sẽ vui hơn, vui vì xuân đến, vui vì gia đình tụ họp đông đủ. Gia đình tôi có 5 anh em, tôi là anh cả (anh hai) sau tôi là 4 em gái. Ngày thường ở nhà chỉ có ba mẹ và em nhỏ đang học 12, còn lại một em thì đang làm tại Sài Gòn (em cùng nghề với tôi) còn một em thì đang học ở Đà Nẳng.
Ngày xưa lúc còn nhỏ, cứ dịp xuân về hay ngày khai giảng, những đứa trẻ như tôi lại được ba mẹ may cho 1 bộ áo quần mới. Từ lúc mẹ đi mua vải ở chợ về, rồi đưa cho tiệm may, thì ngày nào tôi cũng chạy đến tiệm và hỏi xong chưa? Rồi khi có áo quần mới lại mong sao tết nhanh đến để được mặc áo quần mới đi chơi xuân. Ba tôi là người yêu thích trồng cây cảnh cùng hoa ... Vườn nhà tôi hồi đó có một cây hoa Anh Đào ... cứ đến những ngày gần tết, bà con chòm xóm lại đến xin một nhành về cắm để đón ba ngày xuân. Những cành đào được cắm ngay giữa nhà trong một chậu nước, rồi lấy những tấm thiệp gắn lên trên thân cây hay lấy những chuỗi đèn nhấp nháy xanh đỏ vàng cho đẹp mắt.
Những ngày xuân là những ngày được ăn nhiều món ngon và lạ miệng. Ngày xưa bà con thường tự tay mình làm chứ đâu có như bây giờ, ra chợ mua là có hết. Trong các loại bánh thì có bánh thuẫn mà tôi rất thích, làm được bánh cũng khá công phu và tốn thời gian.
Nhà bà ngoại tôi trồng rất nhiều cây bình tinh ở sau vườn, củ bình tinh có thể luộc để ăn, nó bùi bùi ngọt ngọt ... củ bình tinh có nhiều sơ. Ta đào củ bình tinh rồi đi say bột, đem về lọc với nước giếng, ngâm một đêm cho tinh bột lắng xuống, kết tinh lại ở dưới đáy, bà con lại đem bột đi phơi nắng ... Sau đó là công đoạn đánh bột, nếu không biết đánh thì cả cái thau bột sẻ bị hư và phải bỏ đi đánh lại.
Nguyên Liêu:
Bột bình tinh (huỳnh tinh) loại một 1.4 kg, giã nhỏ, rây mịn
Đường 1.2 kg
Trứng 10-15 cái
Dầu cam 1 chai
Bột va ni 2 gói;
Gừng củ 50gam, giã nhuyễn vắt lấy nước;
Rượu gạo 1 ly
Cách làm:
Trứng gà đánh nhuyễn với đường, cho bột vào đánh nhuyễn lần hai; Cho các loại gia vị, hương vị cho vào đánh nhuyễn tiếp lần ba (với hỗn hợp bột, đường, trứng). Bây giờ bà con dùng máy đánh, chứ hồi xưa chỉ đánh bằng tay, đánh một lúc mỏi tay thì người khác vào đánh thay. Đánh khi nào kéo thanh đánh lên và dòng bột chảy liền mạch thì bột đã dậy.
Làm một bếp than hồng, lấy cái khuôn bằng đồng để đổ bánh thuẫn, trước khi đổ bột lên khuôn thì tráng qua một lớp mỡ heo, giúp ta lấy bánh ra dễ hơn. Nhớ có năm gia đình tôi đánh bột xong rồi mà đi mượn khuôn hoài không được, cả nhà ngồi chờ mãi mà mượn không ra, bực quá mẹ tôi gửi người quen vô Huế mua một cái khuôn đồng. Từ đó xóm tôi lại có thêm một cái khuôn, bà con lại thay phiên nhau tới mượn khuôn, đến lượt nhà tôi đổ là phải đi một vòng mới tìm ra (vì bà con chuyền tay nhau đổ). Có nhiều gia đình mỗi lần đi trả khuôn là bà con kèm tặng thêm đôi chục cái bánh ...
Tiết xuân ở quê tôi khá lạnh nên thật vui khi vừa ngồi bên bếp than đổ bánh thuẫn vừa được lửa sưởi ấm. Lâu lâu tôi lén mẹ ăn vụng một cái bánh thuẫn vừa mới ra khuôn, nó nóng và thật ngon. Cái trò ăn vụng bao giờ cũng ngon hơn so với bày sẳn trên bàn.

Cây bình tinh có nơi gọi là huỳnh tinh.
.

Củ bình tinh.
.

Củ bình tinh đã được làm sạch
.

Bột bình tinh.
.

Khuôn để đổ bánh thuẫn.
.

Và đây là bánh thuẫn thơm ngon.
Bên cạnh bánh thuẫn thì bà con quê còn làm thêm nhiều món khác: Bánh chưng, bánh đòn, mứt gừng, dưa món ... phần lớn những nguyên liệu đó được lấy từ trong vườn ngoài ruộng...
Ông ngoại tôi làm bánh Chưng rất ngon và đẹp. Ông làm sẳn một cái khuôn bằng gỗ, rồi những chiếc lá Dong được cắt vuông vức xếp thành mấy lớp. Nếp cũng được ông chọn loại nào ngon nhất và đảm bảo sẻ ăn được những ngày tết. Vì tiết trời Khe Sanh lạnh, chỉ cần vài hôm là bánh cứng lại, phải chiên với dầu hoặc nấu lại mới ăn được. Tôi cũng thường hay vô nhà ông ngoại chơi, tôi thường ngồi giúp ông ngoại cắt lá Dong, một loại lá để gói bánh Chưng. Những chiếc bánh thật đẹp, vuông vắn. Con cháu mỗi nhà muốn ông gói giúp mấy cặp bánh chưng để đặt trên bàn thờ thì đem nếp và thịt đến.

Lá Dong dùng để gói bánh Chưng.
.

Bánh Chưng & bánh đòn.
Bên cạnh chuẩn bị những món ăn thì từng gia đình tự dọn lại bàn thờ gia tiên, nhà cửa, rồi mời ông bà tổ tiên cùng về với gia đình đón xuân. Hồi còn sinh viên bà con hay nhờ tôi đến nhà đánh dầu bóng lại bàn tủ hay sơn lại cửa nẻo (kiến trúc sư tương lai mà) ... làm xong việc sơn bàn ghế hay cửa nẻo bà con lại đưa tôi ít tiền công, giúp tôi kiếm thêm vài đồng tiêu tết. Còn gì vui hơn những đồng tiền mà mình lao động có được.
Những ngày trước mồng 1 tết con cháu lại cùng đến nghĩa trang đắp lại nấm mồ, bỏ đi những cây dại, sơn lại những dòng chữ trên tấm bia mộ. Có một câu chuyện mà tôi không bao giờ quên, năm đó tôi còn là sinh viên, khi thấy bà con đi đắp mộ, tôi vội qua nhà ông ngoại mượn cây cuốc để đi sửa mộ cho ông mệ nội, sửa xong về thì ông ngoại hỏi: mi cầm cuốc đi mô về rứa Hải?
Tôi nói: dạ cháu đi đắp và sửa mộ cho ông mệ nội cháu.
Ông ngoại nhăn mặt: Tổ cha mi lớn mà chưa khôn, ông mệ chưa hết khó sao mi dám đụng đến mộ.
Tôi nào có biết đâu? Nếu mộ chưa hết tang thì không được đụng vào mộ, khi nào hết tang mới được phép đắp mộ hay sửa mộ ...
Đêm đó tôi về và nằm mơ, thấy mệ nội hiện về và nói: Con ơi nhà mệ đâu rồi? trong giấc mơ ngôi mộ của mệ chỉ còn là một vũng bùn. Tôi thức dậy sợ quá và kể cho ba tôi nghe, ba tôi không nói gì, đi chặt 2 cây mía và đặt ở gian bàn thờ, rồi ba tôi bịt khăn tang suốt tết và không đi đâu.
Mùa xuân ở quê thật vui, đi ăn tất niên hết nhà này đến nhà kia, từng gia đình phải lên lịch để không trùng nhau, đi ăn và nhậu mệt mà không được nghỉ. hết nhà cậu đến nhà dì, qua nhà ông, nhà bà ...
Những ngày xuân xưa tôi còn có ông bà nội, cứ sau giao thừa ba tôi thắp hương trên bàn thờ xong là cả nhà đi vô nội, vì đó là cái lệ nên ông bà nội đã soạn sẳn một mâm để cho ba con tôi ăn. Những con Gà do ông mệ nuôi nay được làm thành món ăn cho con cháu. Ngồi ăn uống xong thì ba con chúng tôi về nhà, ông nội tôi lại đi xông đất cho những nhà con cháu, ông nội tính tình hiền lành nên ai ai cũng muốn được ông đi xông đất (người đạp đất đầu năm). Để cầu mong cả năm gặp nhiều niềm vui và may mắn. Sau khi ông nội qua đời thì có nhiều nhà bà con lại nhờ tôi đi xông đất. Họ nói sau khi Hải xông đất gia đình làm ăn phát đạt, trong gia đình luôn gặp điều may mắn, vui vẻ ... Nhưng tôi rất ngại đi như vậy, nếu gia đình gặp may thì không sao, chứ có chuyện gì thì mệt lắm, nên dần sau này tôi cứ từ chối khéo.
Theo quan niệm của người Đông Nam Á, buổi sáng mồng Một đầu năm hết sức quan trọng, người nào cũng giữ gìn từ lời ăn tiếng nói cho đến việc đi đứng, thăm hỏi lẫn nhau. Họ mong mỏi buổi sáng đầu năm có người ăn ở hiền lành, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ... bước chân vào nhà trước nhất. Đó là tục xông nhà, xông đất, có nơi gọi là đạp đất. Người ta tin rằng việc đạp đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm.
Sáng sớm mồng một ta thường thấy những ông cụ đi trên đường, đó là họ đang đi xông đất đó. Hoặc ta thấy những gia đình đi về phía nghĩa trang, đó là họ đi thắp hương cho mộ phần ông bà tổ tiên, một tục lệ thật hay và nên gìn giữ. Đến trưa thì bà con lên đường đi chúc xuân, họ sợ mình là người xông đất. Đi chúc xuân có đôi khi nhập lại thành một nhóm lớn, và người lớn nhất đại diện đứng ra chúc xuân cho gia đình.

Ông ngoại + ông Năm + cậu Dũng + Cậu Vinh đến chúc xuân cho gia đình.
.

Đón xuân tại gia đình ông ngoại.
.

Trước gia đình cậu Chung.
.

Cây mai trước nhà ngoại.
Chỉ còn đôi ba ngày nửa là tôi cùng vợ con về quê ăn tết, cái sự xum vầy bên gia đình làm tôi quên đi cái mệt mỏi của cuộc sống cơm áo gạo tiền, bao nhiêu lo toan đều tan biến, chỉ còn lại niềm vui và hạnh phúc !
Ngày xưa lúc còn nhỏ, cứ dịp xuân về hay ngày khai giảng, những đứa trẻ như tôi lại được ba mẹ may cho 1 bộ áo quần mới. Từ lúc mẹ đi mua vải ở chợ về, rồi đưa cho tiệm may, thì ngày nào tôi cũng chạy đến tiệm và hỏi xong chưa? Rồi khi có áo quần mới lại mong sao tết nhanh đến để được mặc áo quần mới đi chơi xuân. Ba tôi là người yêu thích trồng cây cảnh cùng hoa ... Vườn nhà tôi hồi đó có một cây hoa Anh Đào ... cứ đến những ngày gần tết, bà con chòm xóm lại đến xin một nhành về cắm để đón ba ngày xuân. Những cành đào được cắm ngay giữa nhà trong một chậu nước, rồi lấy những tấm thiệp gắn lên trên thân cây hay lấy những chuỗi đèn nhấp nháy xanh đỏ vàng cho đẹp mắt.
Những ngày xuân là những ngày được ăn nhiều món ngon và lạ miệng. Ngày xưa bà con thường tự tay mình làm chứ đâu có như bây giờ, ra chợ mua là có hết. Trong các loại bánh thì có bánh thuẫn mà tôi rất thích, làm được bánh cũng khá công phu và tốn thời gian.
Nhà bà ngoại tôi trồng rất nhiều cây bình tinh ở sau vườn, củ bình tinh có thể luộc để ăn, nó bùi bùi ngọt ngọt ... củ bình tinh có nhiều sơ. Ta đào củ bình tinh rồi đi say bột, đem về lọc với nước giếng, ngâm một đêm cho tinh bột lắng xuống, kết tinh lại ở dưới đáy, bà con lại đem bột đi phơi nắng ... Sau đó là công đoạn đánh bột, nếu không biết đánh thì cả cái thau bột sẻ bị hư và phải bỏ đi đánh lại.
Nguyên Liêu:
Bột bình tinh (huỳnh tinh) loại một 1.4 kg, giã nhỏ, rây mịn
Đường 1.2 kg
Trứng 10-15 cái
Dầu cam 1 chai
Bột va ni 2 gói;
Gừng củ 50gam, giã nhuyễn vắt lấy nước;
Rượu gạo 1 ly
Cách làm:
Trứng gà đánh nhuyễn với đường, cho bột vào đánh nhuyễn lần hai; Cho các loại gia vị, hương vị cho vào đánh nhuyễn tiếp lần ba (với hỗn hợp bột, đường, trứng). Bây giờ bà con dùng máy đánh, chứ hồi xưa chỉ đánh bằng tay, đánh một lúc mỏi tay thì người khác vào đánh thay. Đánh khi nào kéo thanh đánh lên và dòng bột chảy liền mạch thì bột đã dậy.
Làm một bếp than hồng, lấy cái khuôn bằng đồng để đổ bánh thuẫn, trước khi đổ bột lên khuôn thì tráng qua một lớp mỡ heo, giúp ta lấy bánh ra dễ hơn. Nhớ có năm gia đình tôi đánh bột xong rồi mà đi mượn khuôn hoài không được, cả nhà ngồi chờ mãi mà mượn không ra, bực quá mẹ tôi gửi người quen vô Huế mua một cái khuôn đồng. Từ đó xóm tôi lại có thêm một cái khuôn, bà con lại thay phiên nhau tới mượn khuôn, đến lượt nhà tôi đổ là phải đi một vòng mới tìm ra (vì bà con chuyền tay nhau đổ). Có nhiều gia đình mỗi lần đi trả khuôn là bà con kèm tặng thêm đôi chục cái bánh ...
Tiết xuân ở quê tôi khá lạnh nên thật vui khi vừa ngồi bên bếp than đổ bánh thuẫn vừa được lửa sưởi ấm. Lâu lâu tôi lén mẹ ăn vụng một cái bánh thuẫn vừa mới ra khuôn, nó nóng và thật ngon. Cái trò ăn vụng bao giờ cũng ngon hơn so với bày sẳn trên bàn.

Cây bình tinh có nơi gọi là huỳnh tinh.
.

Củ bình tinh.
.

Củ bình tinh đã được làm sạch
.

Bột bình tinh.
.

Khuôn để đổ bánh thuẫn.
.

Và đây là bánh thuẫn thơm ngon.
Bên cạnh bánh thuẫn thì bà con quê còn làm thêm nhiều món khác: Bánh chưng, bánh đòn, mứt gừng, dưa món ... phần lớn những nguyên liệu đó được lấy từ trong vườn ngoài ruộng...
Ông ngoại tôi làm bánh Chưng rất ngon và đẹp. Ông làm sẳn một cái khuôn bằng gỗ, rồi những chiếc lá Dong được cắt vuông vức xếp thành mấy lớp. Nếp cũng được ông chọn loại nào ngon nhất và đảm bảo sẻ ăn được những ngày tết. Vì tiết trời Khe Sanh lạnh, chỉ cần vài hôm là bánh cứng lại, phải chiên với dầu hoặc nấu lại mới ăn được. Tôi cũng thường hay vô nhà ông ngoại chơi, tôi thường ngồi giúp ông ngoại cắt lá Dong, một loại lá để gói bánh Chưng. Những chiếc bánh thật đẹp, vuông vắn. Con cháu mỗi nhà muốn ông gói giúp mấy cặp bánh chưng để đặt trên bàn thờ thì đem nếp và thịt đến.

Lá Dong dùng để gói bánh Chưng.
.

Bánh Chưng & bánh đòn.
Bên cạnh chuẩn bị những món ăn thì từng gia đình tự dọn lại bàn thờ gia tiên, nhà cửa, rồi mời ông bà tổ tiên cùng về với gia đình đón xuân. Hồi còn sinh viên bà con hay nhờ tôi đến nhà đánh dầu bóng lại bàn tủ hay sơn lại cửa nẻo (kiến trúc sư tương lai mà) ... làm xong việc sơn bàn ghế hay cửa nẻo bà con lại đưa tôi ít tiền công, giúp tôi kiếm thêm vài đồng tiêu tết. Còn gì vui hơn những đồng tiền mà mình lao động có được.
Những ngày trước mồng 1 tết con cháu lại cùng đến nghĩa trang đắp lại nấm mồ, bỏ đi những cây dại, sơn lại những dòng chữ trên tấm bia mộ. Có một câu chuyện mà tôi không bao giờ quên, năm đó tôi còn là sinh viên, khi thấy bà con đi đắp mộ, tôi vội qua nhà ông ngoại mượn cây cuốc để đi sửa mộ cho ông mệ nội, sửa xong về thì ông ngoại hỏi: mi cầm cuốc đi mô về rứa Hải?
Tôi nói: dạ cháu đi đắp và sửa mộ cho ông mệ nội cháu.
Ông ngoại nhăn mặt: Tổ cha mi lớn mà chưa khôn, ông mệ chưa hết khó sao mi dám đụng đến mộ.
Tôi nào có biết đâu? Nếu mộ chưa hết tang thì không được đụng vào mộ, khi nào hết tang mới được phép đắp mộ hay sửa mộ ...
Đêm đó tôi về và nằm mơ, thấy mệ nội hiện về và nói: Con ơi nhà mệ đâu rồi? trong giấc mơ ngôi mộ của mệ chỉ còn là một vũng bùn. Tôi thức dậy sợ quá và kể cho ba tôi nghe, ba tôi không nói gì, đi chặt 2 cây mía và đặt ở gian bàn thờ, rồi ba tôi bịt khăn tang suốt tết và không đi đâu.
Mùa xuân ở quê thật vui, đi ăn tất niên hết nhà này đến nhà kia, từng gia đình phải lên lịch để không trùng nhau, đi ăn và nhậu mệt mà không được nghỉ. hết nhà cậu đến nhà dì, qua nhà ông, nhà bà ...
Những ngày xuân xưa tôi còn có ông bà nội, cứ sau giao thừa ba tôi thắp hương trên bàn thờ xong là cả nhà đi vô nội, vì đó là cái lệ nên ông bà nội đã soạn sẳn một mâm để cho ba con tôi ăn. Những con Gà do ông mệ nuôi nay được làm thành món ăn cho con cháu. Ngồi ăn uống xong thì ba con chúng tôi về nhà, ông nội tôi lại đi xông đất cho những nhà con cháu, ông nội tính tình hiền lành nên ai ai cũng muốn được ông đi xông đất (người đạp đất đầu năm). Để cầu mong cả năm gặp nhiều niềm vui và may mắn. Sau khi ông nội qua đời thì có nhiều nhà bà con lại nhờ tôi đi xông đất. Họ nói sau khi Hải xông đất gia đình làm ăn phát đạt, trong gia đình luôn gặp điều may mắn, vui vẻ ... Nhưng tôi rất ngại đi như vậy, nếu gia đình gặp may thì không sao, chứ có chuyện gì thì mệt lắm, nên dần sau này tôi cứ từ chối khéo.
Theo quan niệm của người Đông Nam Á, buổi sáng mồng Một đầu năm hết sức quan trọng, người nào cũng giữ gìn từ lời ăn tiếng nói cho đến việc đi đứng, thăm hỏi lẫn nhau. Họ mong mỏi buổi sáng đầu năm có người ăn ở hiền lành, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ... bước chân vào nhà trước nhất. Đó là tục xông nhà, xông đất, có nơi gọi là đạp đất. Người ta tin rằng việc đạp đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm.
Sáng sớm mồng một ta thường thấy những ông cụ đi trên đường, đó là họ đang đi xông đất đó. Hoặc ta thấy những gia đình đi về phía nghĩa trang, đó là họ đi thắp hương cho mộ phần ông bà tổ tiên, một tục lệ thật hay và nên gìn giữ. Đến trưa thì bà con lên đường đi chúc xuân, họ sợ mình là người xông đất. Đi chúc xuân có đôi khi nhập lại thành một nhóm lớn, và người lớn nhất đại diện đứng ra chúc xuân cho gia đình.

Ông ngoại + ông Năm + cậu Dũng + Cậu Vinh đến chúc xuân cho gia đình.
.

Đón xuân tại gia đình ông ngoại.
.

Trước gia đình cậu Chung.
.

Cây mai trước nhà ngoại.
Chỉ còn đôi ba ngày nửa là tôi cùng vợ con về quê ăn tết, cái sự xum vầy bên gia đình làm tôi quên đi cái mệt mỏi của cuộc sống cơm áo gạo tiền, bao nhiêu lo toan đều tan biến, chỉ còn lại niềm vui và hạnh phúc !
Nhận xét
Đăng nhận xét