Tiếng đàn xưa
Không biết từ bao giờ những dòng nhạc trữ tình đã thấm vào tôi, luôn cùng tôi đi trên những chặng đường đời.

Hồi ấy ba tôi có cái máy cassette cùng những băng nhạc trữ tình: Lam Phương, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn ... Hay những bài hát do những ca sĩ Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền... trình bày. Mỗi lần ba tôi ngồi vẽ thì bao giờ ba cũng đặt cái máy casette bên cạnh và mở nhạc nghe, như tạo thêm nguồn cảm hứng. Và những dòng nhạc đó đã thấm vào tôi tự lúc nào chẳng hay ... chưa cắp sách đến trường học con chữ mà tôi đã thuộc đôi câu trong những bài hát đó, tôi lại tập lại cho đám nhóc trong xóm cùng nghêu ngao mỗi khi chơi đùa:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
Hát thì cứ hát chứ nào có hiểu lời đâu? Sau này càng lớn lên, càng va chạm và hiểu tý đời, tôi mới hiểu thêm về những lời ca, câu hát. Rồi có những ca khúc của bác Duy Khánh như Xin anh giử trọn tình quê, xuân này con không về? Thời sinh viên cứ mỗi khi gần đến dịp tết mà nghe bài xuân này con không về thì nổi nhớ nhà da diết, nhớ đến ứa nước mắt ... "Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, khi thấy mai đào nở vàng bên nương ... " rồi nếu con không về thì: "Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân, Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai sẽ đem về cho tà áo mới,ba ngày xuân đi khoe phố phường ..." Ôi những bài hát với ca từ thật tuyệt vời.
Nhớ có lần người chú bà con lên Khe Sanh thăm nhà, biết nhà chú bán băng đĩa nhạc tôi mới nói với chú: Khi nào chú lên Khe Sanh chú tặng cho cháu băng nhạc Duy Khánh nhé. Chú nghe tôi thích Duy Khánh thì cười: Sao không chọn nhạc trẻ mà nghe, nhạc Duy Khánh dành cho người già nghe thôi. Nhưng biết làm sao? Dòng nhạc trữ tình kia đã thấm vào tôi từ thuở nào rồi ... có những bài nghe đi nghe lại cả chục lần vẫn chưa thôi nghe, càng nghe càng thấm, càng hay.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
Hát thì cứ hát chứ nào có hiểu lời đâu? Sau này càng lớn lên, càng va chạm và hiểu tý đời, tôi mới hiểu thêm về những lời ca, câu hát. Rồi có những ca khúc của bác Duy Khánh như Xin anh giử trọn tình quê, xuân này con không về? Thời sinh viên cứ mỗi khi gần đến dịp tết mà nghe bài xuân này con không về thì nổi nhớ nhà da diết, nhớ đến ứa nước mắt ... "Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, khi thấy mai đào nở vàng bên nương ... " rồi nếu con không về thì: "Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân, Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai sẽ đem về cho tà áo mới,ba ngày xuân đi khoe phố phường ..." Ôi những bài hát với ca từ thật tuyệt vời.
Nhớ có lần người chú bà con lên Khe Sanh thăm nhà, biết nhà chú bán băng đĩa nhạc tôi mới nói với chú: Khi nào chú lên Khe Sanh chú tặng cho cháu băng nhạc Duy Khánh nhé. Chú nghe tôi thích Duy Khánh thì cười: Sao không chọn nhạc trẻ mà nghe, nhạc Duy Khánh dành cho người già nghe thôi. Nhưng biết làm sao? Dòng nhạc trữ tình kia đã thấm vào tôi từ thuở nào rồi ... có những bài nghe đi nghe lại cả chục lần vẫn chưa thôi nghe, càng nghe càng thấm, càng hay.

Cùng chú Thủy hát bài "Xin anh giữ trọn tình quê"
Thích nhất là những lần tôi về quê đám cưới hay tiệc tùng, bao giờ khâu hát hò tôi cũng tham gia một đôi bài, có lần vừa hát xong bản nhạc Xin còn gọi tên nhau ... vừa về tới chỗ ngồi đã có một bác tuổi ngoài 50, tay cầm ly rượu đến mời tôi: quá tuyệt vời, cậu hát bài đó nghe đã quá, xin mời cậu một ly. Các cụ các bác thích ca những bài tiền chiến, nhạc trước 1975 ... Mỗi lần ngồi chơi lâu lâu hứng lên thì tuôn ra đôi ba câu: " Mai về sau, nước mắt khô cạn, Khi xa dời, thương cho đàn con, triệu người quen có mấy người thân? khi lìa trần có mấy người đưa? " Vui nhất là ca ngẩu hứng vậy.
30-4 vừa rồi tôi về Đồng Nai nghỉ lễ tình cờ gặp cụ Phan Cừ tuổi đã ngoài 70, nét mặt phong trần, ẩn sau đó là một thời trai trẻ xông pha. Cụ nói cứ nhìn anh tôi lại thấy có gì đó mến thương ... cụ và tôi cùng người anh ngồi đến gần sáng, cụ làm thơ tôi lại cố đối lại ... cụ hát tôi cũng ngân nga hát theo. Tôi hỏi cụ: Cụ hơn 70 tuổi mà sao sức khỏe vậy? Cụ nói: Hãy luôn nở nụ cười, đời cần lắm những nụ cười ...
30-4 vừa rồi tôi về Đồng Nai nghỉ lễ tình cờ gặp cụ Phan Cừ tuổi đã ngoài 70, nét mặt phong trần, ẩn sau đó là một thời trai trẻ xông pha. Cụ nói cứ nhìn anh tôi lại thấy có gì đó mến thương ... cụ và tôi cùng người anh ngồi đến gần sáng, cụ làm thơ tôi lại cố đối lại ... cụ hát tôi cũng ngân nga hát theo. Tôi hỏi cụ: Cụ hơn 70 tuổi mà sao sức khỏe vậy? Cụ nói: Hãy luôn nở nụ cười, đời cần lắm những nụ cười ...

cụ Phan Cừ cựu học sinh trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị
Những lần ngồi nhâm nhi tý rượu với bạn bè, khoái nhất là cái màn chơi guitar và hát ... thứ 7 vừa rồi anh bạn quý nhắn tin: chiều rảnh không mình ghé nhà lai rai ... vậy là tôi chuẩn bị đôi ba đĩa mồi cùng chén rượu ... ba người cùng ngồi nhâm nhi, khi men đã thấm đượm, tôi đem cây đàn Guitar ra ... vì tôi biết bạn tôi cũng khoái hát hò. Những bản nhạc xưa lại vang lên, hát say mê như chưa hề được hát, ba người ai cũng biết đàn ... thế là cứ truyền tay nhau chơi nhạc và cùng hát. Có lúc thăng hoa lại làm luôn liên khúc ... Những ca khúc cứ thế tuôn ra, rồi những lời khen thật tuyệt, thật tuyệt ... Hát thả hồn vào từng chữ, cố nhả ra những tiếng hay tiếng đẹp ... con mắt thì nhắm nghiền lại. Có những bài hát cứ hát hoài mà không tìm được đường ra ... Mỗi lần men say tôi ôm đàn tự hát lời ngẩu hứng ... hát xong bạn hỏi sao nghe bài này lạ quá vậy? Tôi cười và nói: Vâng lạ là vì mới vừa hát ra, hát xong là quên ngay. Tôi và cậu Toàn không quên nhắc đến bài hát "Thư xuân ba gửi cho con" Mỗi lần chúng tôi ôm đàn chơi, ba tôi lại nói: mấy đứa hát bài đó cho ba nghe đi:
Lời đầu năm thêu bướm thêu hoa
Cho con vui để gọi là quà
Ba chỉ còn niềm tin sau cuối
con hãy chăm chỉ học nên người
Nỗi niềm xa ba vui...
Cho con vui để gọi là quà
Ba chỉ còn niềm tin sau cuối
con hãy chăm chỉ học nên người
Nỗi niềm xa ba vui...
Miền quê Quảng Trị nói riêng và miền trung nói chung đa phần ai cũng thích hát dòng nhạc xưa cùng cây guitar. Ở quê ai mà có cây đàn Guitar thì sẽ được mời đi chơi suốt, hết tiệc này đến tiệc kia ... thời đó ở quê còn nghèo, ít những trò vui chơi giải trí. Có cây đàn vác đi tán gái thì con gì bằng? nhất là những đêm trăng, nam thanh nữ tú kéo đến nhà một cô gái xinh đẹp ... hai ba chiếc ghế đẩu nằm giữa sân ... rồi nói chuyện, rồi hát hò. Phần lớn ai cũng có cuốn nhạc chép tay ghi lại những bài hát mà mình yêu thích: con đường xưa em đi, mười năm tình cũ, thành phố buồn ... Anh chàng nào có năng khiếu vẽ thì trang trí thêm cho cuốn sổ nhạc thêm đẹp ... Cái không gian ở quê thì yên tỉnh, tiếng guitar gỗ cùng tiếng hát cứ vang lên, lúc cao lúc trầm lúc đứt quãng vì quên lời, hay đàn sai tông ... không cần anh đàn giỏi, chỉ biết đôi ba điệu nhạc cùng mấy hợp âm là anh đánh ầm ầm, đa phần thanh niên ở quê khoái ca những bản nhạc bolero, lời dễ thuộc và đàn dễ vô ... nên nhạc công cứ thế mà làm tới, chơi có khi tay rướm máu nhưng cũng cố mà đánh đàn hầu cái sự sung sướng, các cô lúc đầu còn e thẹn không dám hát, hát xong bài thì dạn hẳn, làm lần mấy bài. Ở quê nhà ai có con gái đẹp thì khá mệt có đêm phải nấu tới mấy lít nước chè xanh cho đám trai cùng nữ uống. Rồi còn chuyện trai làng khác tới cua gái bị trai trong làng chặn đường đánh ... có khi phải bơi sông để thoát thân.
Biết đàn ở quê có cái lợi cũng có cái hại ... lợi là dễ cua các em, hại là đôi khi mất lòng ... nhớ có câu chuyện đứa bạn kể: Anh chàng này ko biết đàn hát, nên nhờ anh bạn thân vác đàn cùng tới nhà cô gái để tán tỉnh ... sau một tuần cô gái yêu luôn anh chơi đàn.
Biết đàn ở quê có cái lợi cũng có cái hại ... lợi là dễ cua các em, hại là đôi khi mất lòng ... nhớ có câu chuyện đứa bạn kể: Anh chàng này ko biết đàn hát, nên nhờ anh bạn thân vác đàn cùng tới nhà cô gái để tán tỉnh ... sau một tuần cô gái yêu luôn anh chơi đàn.
Thời sinh viên cây đàn guitar luôn đi cùng tôi, tôi rất quý cây đàn ... mỗi tối làm đồ án mà chưa tìm ra ý, tôi lại vác cây đàn guitar ra ban công nhà trọ ngân nga. Những cô sinh viên hàng xóm ban đầu thì bực mình vì tiếng đàn làm họ không học được, lại ra nói nhỏ: anh ơi chơi nhỏ tý em còn học. Đến lúc tôi tập trung làm đồ án cả tuần chẳng cầm đàn chơi, các cô lại hỏi thăm chủ nhà: Anh ấy ốm hay sao mà tụi em không thấy anh đàn nữa ? Thời đó đúng là mộng mơ của dân kiến trúc ... tóc tai dài tới vai, quần thì rách nát, buồn buồn mua xị rượu đế cùng dĩa mồi nhỏ, đóng phòng lại ngồi ôm đàn hát. Những lúc buồn hay vui tôi đều ôm đàn hát.
Giờ đây cuộc sống vội vả, bao nhiêu gánh nặng đè lên vai ... tôi lại ít cầm đàn hát, trừ những lúc có bạn tới nhậu mới ôm đàn ra chơi. Những lúc đó tôi lại được trả về với chính mình, với con người thật của tôi.
Cảm ơn những nhạc sĩ đã để lại cho đời những bản nhạc vượt thời gian ... cảm ơn những ca sĩ đã đem lời ca tiếng hát đến cho đời. Những bài hát luôn sống mãi với thời gian.
Sài Gòn 23/08/2011
Đinh Thanh Hải
Đinh Thanh Hải
****************
Những bài viết bên trang Yume: http://blog.yume.vn/xem-bai-viet/ktsthanhhai
Nhận xét
Đăng nhận xét