Phụ nữ một đời vì chồng vì con
Hôm nay
nhân ngày phụ nữ Việt Nam, tôi xin mạn phép nói đôi điều về thiên chức
của họ ... trong xã hội phương đông, người phụ nữ phải chịu bao nhiêu sự
thiệt thòi, hy sinh ... cả một đời hết hầu hạ chăm sóc gia đình chồng,
họ hàng của chồng, đến chăm sóc chồng, chăm sóc con ... họ âm thầm làm
việc từ sáng sớm cho đến đêm khuya, những công việc không tên, mà nếu
không có bàn tay họ thì cả đống việc đó sẽ dâng cao như núi.
Mẹ già một đời cơ cực vì chồng vì con.
Họ chịu bao nhiêu sự khổ cực như vậy, nhưng vẫn không được trọng dụng như nam giới, đàn bà đái không qua ngọn cỏ, hay các ông bà xưa có câu: "Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" nghĩa của câu này là: một nam là có mười nữ cũng như không ... nó thể hiện sự phân biệt nam và nữ ... khi sinh con trai ra thì cả dòng họ vui mừng, gia đình tưng bừng ... còn sinh con gái thì buồn phiền, đôi khi chửi thẳng mặt người phụ nữ: đồ không biết đẻ ... Trên vai người phụ nữ bị đè nặng bởi: Tam Tòng Tứ Đức ... quan niệm này xuất phát từ Nho Giáo. Quyền lợi thì tất cả đàn ông được hưởng: thừa kế tài sản của cha mẹ, thừa hưởng nghề nghiệp, không bao giờ truyền cho con gái hay con dâu ... học hành cũng là đàn ông tiến tới, còn phụ nữ chỉ là quanh quẩn quanh nhà, nấu nướng, hầu hạ từ trên xuống dưới ... Về làm dâu họ được tặng chữ: "Dâu chính lễ rể người dưng" Thế nên mọi việc đều từ bàn tay của người phụ nữ.
Hay một số người nói vui: sinh con gái thì sống sướng chết dở ... vì có con gái nó chăm sóc khi ốm đau, còn khi chết thì không ai nhang đèn cúng giỗ ... còn sinh con trai thì thì sống dở chết sướng, có con trai thì chết được sướng vì nó thờ cúng, nối dõi tông đường ...
Như tôi đây là đứa con trai duy nhất trong gia đình, từ nhỏ chỉ biết học và học, học xong lại bỏ xứ đi xa lập nghiệp, một năm chỉ về quê thăm mấy ngày tết ... còn ngày thường có việc gì hệ trọng mới về, ngoài 30 tuổi rồi mà nhìn lại đã giúp gì cho ba mẹ?
Trai hay gái âu đó là cái duyên mà trời ban cho, có muốn cũng không được ... biết bao nhiêu cặp vợ chồng đi sinh con theo ý muốn, nhờ bác sĩ hay những công nghệ hiện đại để mong sao có được một đứa con trai nối dõi tông đường ... thậm chí còn ác ôn khi siêu âm thấy con gái lại đem đi phá. Xin những bậc cha mẹ đó hãy đến bệnh viện phụ sản để nhìn những đôi vợ chồng bỏ cả gia tài để mong có một mụn con ...
Người phụ nữ phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng còn chịu nhiều sự phân biệt, và đến nay tỷ lệ nam nữ đã chênh lệch rất lớn ... trên truyền hình cũng như báo chí đã đề cập rất nhiều đến chuyện nay ... và nhà nước đã ra luật nếu phá thai nữ là vi phạm pháp luật. Nếu không có phụ nữ thì ai là người đẻ ra ta? ai là người chăm ta khôn lớn từng ngày ... và sau này không có phụ nữ thì ai là người làm vợ ta và sinh cho ta những đứa con ... âu có phải tất cả đều từ phụ nữ mà có?
Thiên chức làm mẹ.
Nếu ai đã có con sẽ hiểu và thông cảm nhiều cho phụ nữ, họ mang nặng đẻ đau, những ngày tháng mang thai là những ngày lo lắng, đi nhẹ, làm nhẹ, ngủ cũng không dám nghiêng một bên sợ chèn con ... đến lúc sinh nở thì vô vàn những nổi lo lắng đè nặng lên đôi vai và khối óc: Sinh con có làm sao không? có mẹ tròn con vuông không? con sinh ra có khỏe mạnh ...
Cái cơ cực cái phân biệt từ bao đời nay cứ đè năng lên vai của người phụ nữ ... họ hết cực bởi phận làm dâu rồi đến cái cực sinh nở ... có những vùng quê khắc nghiệt lúc người phụ nữ mang thai đầu lòng phải về nhà mạ sinh nở: "Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng" Nhưng có những lúc họ không về kịp nhà mạ đẻ, phải đẻ ở nhà chồng, vậy là nhà chông cất một cái chòi sau vườn, đôi khi là cái chuồng cho đàn bà sinh nở ... rồi bao nhiêu cái kiêng khem trong việc sinh đẻ. Có những cái đúng và những cái chưa đúng ... Đến nay vẫn còn những ý nghĩ sinh con là kiêng không được đi thăm nhà ai hoặc không ai đến thăm nhà đẻ, vì như vậy sẽ bị mắc PHONG LONG (phòng lông), xui xẻo sẻ đến với họ và gia đình họ, làm ăn sẽ thua lỗ, tai ương ập đến ... Có những người có người thân sinh đẻ, do sợ mắc Phong Long nên không đến thăm nom hỏi han ... họ đâu biết rằng những lúc như vậy gia đình rất cần sự hỏi thăm, chia sẻ ... nó có giá trị cao quý hơn cả đem tặng vàng bạc ... Nếu xét cho đúng ra thì ông bà xưa kiêng khem nói phong long là muốn bà con ít đến thăm, vì nhiều người lạ đến đôi khi mang bệnh đến và em bé bị nhiễm, chứ xui xẻo gì ở đây. Nói vậy các bác sĩ chuyên khoa sản họ nghèo mạt kiếp chắc, gia đình họ gặp lắm tai ương chắc?
Tôi là một người đàn ông có vợ có con, tôi thấm hiểu những nổi khổ của người vợ phải chịu ... những lúc vợ sinh mổ đau kêu khóc, tôi trêu đùa: đau gì mà than ghê vậy? vợ lại nhăn mặt: anh có đẻ đâu mà biết đau hay không? Vâng đàn ông đâu có đẻ đâu mà biết đau hay không? Có mệt không vì cái bụng mang em bé? Cảm ơn vợ đã mang nặng đẻ đau và sinh cho tôi hai đứa con khỏe mạnh, ngoan hiền!
Dòng đời rồi mấy chốc cũng về với cỏ cây hoa lá, về với đất ... lúc đó có mang theo được gì? danh vọng, tiền tài, đấng nam nhi? Rồi khi chết đi anh có nhận được những mâm cao cổ đầy của thằng con trai quý tử cúng giỗ không? Câu hỏi này chắc không ai trả lời được ... và khi đến đời chắt (cháu chắt chiu) ... đứa chắt đó liệu có nhớ ông Vải là ai? Rồi lên vài đời nữa thì việc cúng lạy được đưa ra chi, phái, họ tộc ... đừng khắc nghiệt quá với phụ nữ, hãy thương họ nhiều hơn làm họ khổ.
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam cho tôi xin gửi đến quý bà, các mẹ, các chị cùng các em lời chúc sức khỏe, cuộc sống luôn ấm no hạnh phúc, sinh ra những đứa con ngoan hiền và luôn được chồng yêu quý !
Mẹ già một đời cơ cực vì chồng vì con.
Họ chịu bao nhiêu sự khổ cực như vậy, nhưng vẫn không được trọng dụng như nam giới, đàn bà đái không qua ngọn cỏ, hay các ông bà xưa có câu: "Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" nghĩa của câu này là: một nam là có mười nữ cũng như không ... nó thể hiện sự phân biệt nam và nữ ... khi sinh con trai ra thì cả dòng họ vui mừng, gia đình tưng bừng ... còn sinh con gái thì buồn phiền, đôi khi chửi thẳng mặt người phụ nữ: đồ không biết đẻ ... Trên vai người phụ nữ bị đè nặng bởi: Tam Tòng Tứ Đức ... quan niệm này xuất phát từ Nho Giáo. Quyền lợi thì tất cả đàn ông được hưởng: thừa kế tài sản của cha mẹ, thừa hưởng nghề nghiệp, không bao giờ truyền cho con gái hay con dâu ... học hành cũng là đàn ông tiến tới, còn phụ nữ chỉ là quanh quẩn quanh nhà, nấu nướng, hầu hạ từ trên xuống dưới ... Về làm dâu họ được tặng chữ: "Dâu chính lễ rể người dưng" Thế nên mọi việc đều từ bàn tay của người phụ nữ.
Hay một số người nói vui: sinh con gái thì sống sướng chết dở ... vì có con gái nó chăm sóc khi ốm đau, còn khi chết thì không ai nhang đèn cúng giỗ ... còn sinh con trai thì thì sống dở chết sướng, có con trai thì chết được sướng vì nó thờ cúng, nối dõi tông đường ...
Như tôi đây là đứa con trai duy nhất trong gia đình, từ nhỏ chỉ biết học và học, học xong lại bỏ xứ đi xa lập nghiệp, một năm chỉ về quê thăm mấy ngày tết ... còn ngày thường có việc gì hệ trọng mới về, ngoài 30 tuổi rồi mà nhìn lại đã giúp gì cho ba mẹ?
Trai hay gái âu đó là cái duyên mà trời ban cho, có muốn cũng không được ... biết bao nhiêu cặp vợ chồng đi sinh con theo ý muốn, nhờ bác sĩ hay những công nghệ hiện đại để mong sao có được một đứa con trai nối dõi tông đường ... thậm chí còn ác ôn khi siêu âm thấy con gái lại đem đi phá. Xin những bậc cha mẹ đó hãy đến bệnh viện phụ sản để nhìn những đôi vợ chồng bỏ cả gia tài để mong có một mụn con ...
Người phụ nữ phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng còn chịu nhiều sự phân biệt, và đến nay tỷ lệ nam nữ đã chênh lệch rất lớn ... trên truyền hình cũng như báo chí đã đề cập rất nhiều đến chuyện nay ... và nhà nước đã ra luật nếu phá thai nữ là vi phạm pháp luật. Nếu không có phụ nữ thì ai là người đẻ ra ta? ai là người chăm ta khôn lớn từng ngày ... và sau này không có phụ nữ thì ai là người làm vợ ta và sinh cho ta những đứa con ... âu có phải tất cả đều từ phụ nữ mà có?
Thiên chức làm mẹ.
Nếu ai đã có con sẽ hiểu và thông cảm nhiều cho phụ nữ, họ mang nặng đẻ đau, những ngày tháng mang thai là những ngày lo lắng, đi nhẹ, làm nhẹ, ngủ cũng không dám nghiêng một bên sợ chèn con ... đến lúc sinh nở thì vô vàn những nổi lo lắng đè nặng lên đôi vai và khối óc: Sinh con có làm sao không? có mẹ tròn con vuông không? con sinh ra có khỏe mạnh ...
Cái cơ cực cái phân biệt từ bao đời nay cứ đè năng lên vai của người phụ nữ ... họ hết cực bởi phận làm dâu rồi đến cái cực sinh nở ... có những vùng quê khắc nghiệt lúc người phụ nữ mang thai đầu lòng phải về nhà mạ sinh nở: "Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng" Nhưng có những lúc họ không về kịp nhà mạ đẻ, phải đẻ ở nhà chồng, vậy là nhà chông cất một cái chòi sau vườn, đôi khi là cái chuồng cho đàn bà sinh nở ... rồi bao nhiêu cái kiêng khem trong việc sinh đẻ. Có những cái đúng và những cái chưa đúng ... Đến nay vẫn còn những ý nghĩ sinh con là kiêng không được đi thăm nhà ai hoặc không ai đến thăm nhà đẻ, vì như vậy sẽ bị mắc PHONG LONG (phòng lông), xui xẻo sẻ đến với họ và gia đình họ, làm ăn sẽ thua lỗ, tai ương ập đến ... Có những người có người thân sinh đẻ, do sợ mắc Phong Long nên không đến thăm nom hỏi han ... họ đâu biết rằng những lúc như vậy gia đình rất cần sự hỏi thăm, chia sẻ ... nó có giá trị cao quý hơn cả đem tặng vàng bạc ... Nếu xét cho đúng ra thì ông bà xưa kiêng khem nói phong long là muốn bà con ít đến thăm, vì nhiều người lạ đến đôi khi mang bệnh đến và em bé bị nhiễm, chứ xui xẻo gì ở đây. Nói vậy các bác sĩ chuyên khoa sản họ nghèo mạt kiếp chắc, gia đình họ gặp lắm tai ương chắc?
Tôi là một người đàn ông có vợ có con, tôi thấm hiểu những nổi khổ của người vợ phải chịu ... những lúc vợ sinh mổ đau kêu khóc, tôi trêu đùa: đau gì mà than ghê vậy? vợ lại nhăn mặt: anh có đẻ đâu mà biết đau hay không? Vâng đàn ông đâu có đẻ đâu mà biết đau hay không? Có mệt không vì cái bụng mang em bé? Cảm ơn vợ đã mang nặng đẻ đau và sinh cho tôi hai đứa con khỏe mạnh, ngoan hiền!
Dòng đời rồi mấy chốc cũng về với cỏ cây hoa lá, về với đất ... lúc đó có mang theo được gì? danh vọng, tiền tài, đấng nam nhi? Rồi khi chết đi anh có nhận được những mâm cao cổ đầy của thằng con trai quý tử cúng giỗ không? Câu hỏi này chắc không ai trả lời được ... và khi đến đời chắt (cháu chắt chiu) ... đứa chắt đó liệu có nhớ ông Vải là ai? Rồi lên vài đời nữa thì việc cúng lạy được đưa ra chi, phái, họ tộc ... đừng khắc nghiệt quá với phụ nữ, hãy thương họ nhiều hơn làm họ khổ.
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam cho tôi xin gửi đến quý bà, các mẹ, các chị cùng các em lời chúc sức khỏe, cuộc sống luôn ấm no hạnh phúc, sinh ra những đứa con ngoan hiền và luôn được chồng yêu quý !
Sài Gòn ngày phụ nữ Việt Nam 20-10-2011
Đinh Thanh Hải
Đinh Thanh Hải
Nhận xét
Đăng nhận xét