Tháng 11 đã về
Vậy là tháng 11 lại về, cái khí trời Sài Gòn cũng se se lạnh, những đêm
về khuya ta như có cảm giác mình đang ở miền trung vậy, có những đợt
gió lạnh thổi nhẹ làm ta rùng mình và da thịt nổi lên những con ốc nhỏ.
Có lẽ nó rất thích mùa đông, cái cảm giác đi giữa cái lạnh thích
lắm, chỉ mặc chiếc áo mong manh để cho cái lạnh nó áp vào da và thịt. Khe Sanh quê nó ở tuốt trên núi cao, nên quanh năm sương mù giăng ngập lối, mùa đông rét càng buốt giá hơn…
rét đến mức có khi cả tuần mới tắm một lần, và mỗi lần tắm là người như
có một làn sương khói bao phủ, mà nước bơm từ giếng sâu lên
càng lạnh hơn. Do Khe Sanh nằm ở đỉnh núi cao, nên mỗi lần đào giếng
nước phải thật sâu, có giếng đào sâu cả 20m mới chạm đến mạch nước ngầm. Nhắc đến đây nó lại nhớ
những cái giếng quê, sao nước nguồn ở Khe Sanh ngọt đến vậy, trời hè
nóng nực mà uống một ngụm nước giếng thì thật tuyệt, nó ngon hơn cả
những chai nước suối tinh khiết bán trên thị trường.
Tháng 11 cũng là những ngày cuối cùng của một năm, bà con bắt đầu chuẩn bị cho mùa xuân về, chăm sóc nhiều hơn cho vườn hoa, tỉa lá cho những cành đào, có nhiều đợt gió mùa bà con phải tưới vào cây bằng nước ấm, thắp đèn sưởi ấm cho cây, mong sao tết đến xuân về có một cành hoa khoe sắc. Tết đến xuân về mà thiếu nhành đào, nhành mai thì sao gọi là xuân. Mà hình như đó là cái tục của người quê nó có từ lâu đời rồi. Có những gia đình không thể tìm ra một nhành hoa mà chưng tết, họ lại ra sau vườn chặt một nhành cây mớơc rồi lấy miếng vải màu vàng, cắt thành những cánh hoa tươi thắm, ử như vậy cũng là xuân rồi.
Những người con xa quê thì tháng 11 là họ đã chuẩn bị hành trang về quê, đặt mua vé tàu xe, chứ đến gần tết chắc là đu xe đò mà về với ba với mạ. Cả một năm bôn ba xa quê lập nghiệp, đến lúc xuân về lại quá gian nan, đôi khi có tiền mà cũng không thể mua được vé ưng ý. Có người về Quảng Trị mà phải mua vé tuốt Nghệ An, có người ở Nghệ An thì mua vé tận Huế... sau đó lại đón xe đò về nhà. Mỗi lần về quê dịp Tết Nguyên Đán, phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, cái gì cũng tăng giá. Rất thông cảm cho những người con quê còn gặp nhiều khó khăn, họ muốn về quê ăn tết mà không thể, thôi đành hẹn xuân sau sẽ về. Gia đình ở quê thì ngóng trông, mỗi khi có con cái gia đình ai đó về, mà con ta đang ở nơi xa, nước mắt ba mạ lại chảy lăn trên má. Ôi còn buồn nào hơn khi đón xuân xa xứ? Cảnh đêm 30 gia đình hàng xóm đón giao thừa, nâng ly cụng chúc cười nói vang cả xóm, ta lại buồn thê thảm. Những lúc như thế thì ta lại nhớ đến bài hát "Xuân này con không về" do cố ca sĩ Duy Khánh hát rất hay: "... Con biết xuân này mẹ chờ tin con, khi tháy mai đào nở vàng bên nương. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về, nay én bay đầy trước ngõ, mà tin con vẫn xa ngàn xa … "
Tháng 11 cũng là cái tháng thân yêu của nó, tháng này mấy chục năm về trước, một người phụ nữ đã sinh ra một bé trai bụ bẫm, trời lạnh giá nhưng lòng ai cũng ấm lạ. Cái xuân năm đó gia đình rộn tiếng vui của người lớn và tiếng khóc của con thơ. Đứa bé hình như cũng biết nó là niềm vui của gia đình, nên cứ thế mà làm nũng, đêm nào cũng khóc, cứ bắt mạ bồng bế trên tay hằng đêm, chỉ chịu ngủ trên đôi tay của mạ, Có những lúc mạ mỏi tay, vội để nó nằm xuống giường một lúc, nó liền thức giấc mà khóc. Nó cứ vậy hơn 3 tháng trời, giờ đây ông ngoại nó vẫn hay nhắc về chuyện đó. Con lớn khôn hôm nay nhờ công ba mạ mang nặng đẻ đau cùng dưỡng dục, con lớn khôn mà chưa giúp gì cho ba mạ, đôi khi lại làm ba mạ buồn nhiều hơn vui, con luôn cố gắng sống tốt cho ba mạ không mang tiếng đẻ con mà không biết dạy. NÓ cũng xin cảm tạ miền núi cao của nó, đã che chở nó vượt qua bom đạn, bệnh tật, tai ương... Nó nhớ hết tất cả những lời mà ông bà hay ba mạ kể, từng lời, từng câu, từng chuyện, chắc không bao giờ nó quên, trừ khi nó mất trí nhớ vì điên loạn, hay va đập đầu vào đá. Mọi người hay nói tại sao nó hay kể chuyện? Nó luôn trả lời: "Vì tôi muốn người thân hay những kỷ niệm mãi bên mình…"
Nó yêu quê nó lắm, yêu miền núi cao Khe Sanh, nó cũng rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên ở đó. Miền núi cao đã ôm ấp che chở nó lớn khôn, dòng nước nguồn đã thấm vào máu thịt của nó, nuôi dưỡng tâm hồn cùng trí óc.
Tháng 11 đã về … Ôi sao mà nhớ !
Sài Gòn 08/11/2012
Đinh Thanh Hải
NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ NÚI RỪNG KHE SANH CỦA HÔM NAY
Tháng 11 cũng là những ngày cuối cùng của một năm, bà con bắt đầu chuẩn bị cho mùa xuân về, chăm sóc nhiều hơn cho vườn hoa, tỉa lá cho những cành đào, có nhiều đợt gió mùa bà con phải tưới vào cây bằng nước ấm, thắp đèn sưởi ấm cho cây, mong sao tết đến xuân về có một cành hoa khoe sắc. Tết đến xuân về mà thiếu nhành đào, nhành mai thì sao gọi là xuân. Mà hình như đó là cái tục của người quê nó có từ lâu đời rồi. Có những gia đình không thể tìm ra một nhành hoa mà chưng tết, họ lại ra sau vườn chặt một nhành cây mớơc rồi lấy miếng vải màu vàng, cắt thành những cánh hoa tươi thắm, ử như vậy cũng là xuân rồi.
Những người con xa quê thì tháng 11 là họ đã chuẩn bị hành trang về quê, đặt mua vé tàu xe, chứ đến gần tết chắc là đu xe đò mà về với ba với mạ. Cả một năm bôn ba xa quê lập nghiệp, đến lúc xuân về lại quá gian nan, đôi khi có tiền mà cũng không thể mua được vé ưng ý. Có người về Quảng Trị mà phải mua vé tuốt Nghệ An, có người ở Nghệ An thì mua vé tận Huế... sau đó lại đón xe đò về nhà. Mỗi lần về quê dịp Tết Nguyên Đán, phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, cái gì cũng tăng giá. Rất thông cảm cho những người con quê còn gặp nhiều khó khăn, họ muốn về quê ăn tết mà không thể, thôi đành hẹn xuân sau sẽ về. Gia đình ở quê thì ngóng trông, mỗi khi có con cái gia đình ai đó về, mà con ta đang ở nơi xa, nước mắt ba mạ lại chảy lăn trên má. Ôi còn buồn nào hơn khi đón xuân xa xứ? Cảnh đêm 30 gia đình hàng xóm đón giao thừa, nâng ly cụng chúc cười nói vang cả xóm, ta lại buồn thê thảm. Những lúc như thế thì ta lại nhớ đến bài hát "Xuân này con không về" do cố ca sĩ Duy Khánh hát rất hay: "... Con biết xuân này mẹ chờ tin con, khi tháy mai đào nở vàng bên nương. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về, nay én bay đầy trước ngõ, mà tin con vẫn xa ngàn xa … "
Tháng 11 cũng là cái tháng thân yêu của nó, tháng này mấy chục năm về trước, một người phụ nữ đã sinh ra một bé trai bụ bẫm, trời lạnh giá nhưng lòng ai cũng ấm lạ. Cái xuân năm đó gia đình rộn tiếng vui của người lớn và tiếng khóc của con thơ. Đứa bé hình như cũng biết nó là niềm vui của gia đình, nên cứ thế mà làm nũng, đêm nào cũng khóc, cứ bắt mạ bồng bế trên tay hằng đêm, chỉ chịu ngủ trên đôi tay của mạ, Có những lúc mạ mỏi tay, vội để nó nằm xuống giường một lúc, nó liền thức giấc mà khóc. Nó cứ vậy hơn 3 tháng trời, giờ đây ông ngoại nó vẫn hay nhắc về chuyện đó. Con lớn khôn hôm nay nhờ công ba mạ mang nặng đẻ đau cùng dưỡng dục, con lớn khôn mà chưa giúp gì cho ba mạ, đôi khi lại làm ba mạ buồn nhiều hơn vui, con luôn cố gắng sống tốt cho ba mạ không mang tiếng đẻ con mà không biết dạy. NÓ cũng xin cảm tạ miền núi cao của nó, đã che chở nó vượt qua bom đạn, bệnh tật, tai ương... Nó nhớ hết tất cả những lời mà ông bà hay ba mạ kể, từng lời, từng câu, từng chuyện, chắc không bao giờ nó quên, trừ khi nó mất trí nhớ vì điên loạn, hay va đập đầu vào đá. Mọi người hay nói tại sao nó hay kể chuyện? Nó luôn trả lời: "Vì tôi muốn người thân hay những kỷ niệm mãi bên mình…"
Nó yêu quê nó lắm, yêu miền núi cao Khe Sanh, nó cũng rất tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên ở đó. Miền núi cao đã ôm ấp che chở nó lớn khôn, dòng nước nguồn đã thấm vào máu thịt của nó, nuôi dưỡng tâm hồn cùng trí óc.
Tháng 11 đã về … Ôi sao mà nhớ !
Sài Gòn 08/11/2012
Đinh Thanh Hải
Núi rừng Khe Sanh, Quảng Trị.
.
Con đường vào bản làng.
.
Khe Sanh từ núi cao nhìn về.
.
Đi chợ về - bản xã Húc.
Nhận xét
Đăng nhận xét