Chuyện về người lính Việt Nam Cộng Hòa
.
Ngôi làng An Giạ nằm bên dòng sông Thạch Hãn, nơi phù sa vun đắp cho một triền sông. Tổ Tiên họ Đinh xưa từ ngoài Châu Ái đã hướng vào Nam và dừng lại ở nơi này. Làng quê yên bình với những người dân nghèo chân chất, ruộng lúa phì nhiêu cho mùa bội thu, con cháu sinh sôi và phát triển. Đời sống yên bình bên ruộng lúa, vườn khoai, cây đa bến nước con đò. Đời sống cứ bình lặng trôi từ ngày này qua tháng nọ, con cháu dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái. Những ngôi nhà tranh mọc lên nhiều hơn khi con cái lập gia đình và ra ở riêng. Bà con quanh năm chăm chú ruộng vườn, sau mùa vụ đồng áng lại ngụp lặn bên sông bắt cá tôm, hay theo thợ thầy làm mộc kiếm thêm tiền.
Một căn nhà nhỏ của vợ chồng cố ông Đinh Văn Gia cùng cố bà Lê Thị Phương luôn tíu tít tiếng cười nói. Ngôi nhà của đôi vợ chồng cùng đàn con thơ quấn quýt bên nhau, cơm ngon canh ngọt cùng chia nhau từng chén nhỏ, đói rét cùng nhau vượt qua. Năm 1927 gia đình cố tôi chào đón thêm một người con trai kháu khỉnh, da trắng như bột lọc, khuôn mặt sáng ngời. Người con trai đó là ông nội của tôi, được ba mẹ đặt tên là Đinh Trọng. ông nội của tôi là con út trong gia đình 10 người con, 6 người con gái và 4 người con trai. Ông cố đặt tên con rất hay Long – Lân – Quy – Phụng – Anh – Yến – Quang – Minh – Vọng – Ninh (Trọng).
Càng lớn ông nội càng to cao, vạm vỡ, nước da trắng đến mức con gái phải ganh tỵ. Thời xưa được ăn học là rất khó, hiếm hoi lắm gia đình mới cho con theo học, ông nội là con út nên được ba mạ thương yêu rất nhiều, ông nội đã học và tốt nghiệp tiểu học. Ngay từ nhỏ, ông nội rất ngoan hiền và tính tình thật thà, lúc nào cũng cười cười nói nói, chẳng bao giờ buồn phiền hay giận hờn ai. Bà con họ hàng ở làng ai cũng quý mến.
- Con ơi, hôm qua cán bộ xã mời con làm cán bộ văn hóa thông tin xã Triệu Độ, con có định đi làm không?
- Dạ thưa ba, con nhận lời ạ!
- Ừa, con gắng làm cho tốt, xã họ tin tưởng vào con nên mới giao việc đó cho con.
Ông nội bắt đầu nhận làm cán bộ văn hóa thông tin của xã khi vừa tròn 18 tuổi. Ông là một người gọn gàng trong ăn mặc, tóc tai, áo quần luôn bảnh bao, đi xe đạp mới coóng, mọi người hay lấy câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khen: "Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa". Ở xã Triệu Độ, biết bao nhiêu cô gái thầm thương nhớ trộm, ước ao được làm người yêu của ông nội. Chính cái vô tư, thoải mái, gọn gàng nên ai nhìn ông nội cũng quý mến, và cho dù ai khổ thì khổ nhưng ông nội lúc nào cũng sướng. Bà con hay chọc: "Ê, eng Trọng ơi, tóc chi mà láng dữ rứa hè, thương mấy con ruồi vô tình hắn vừa đậu và là trượt bổ lọi cẳng" (té gãy chân) ". Chiếc xe đạp Peugeot của Pháp là sự thèm muốn của bao nhiêu trai làng, cả làng An Giạ mỗi anh ông nội có được.
Năm 20 tuổi, ông nội cưới mệ nội làm vợ, mệ là người con gái họ Lê Đức trong làng. Một cô gái hiền hậu, nết na, chăm chỉ. Mệ nội rất thương yêu chồng con, quanh năm chăm lo vun vén cho gia đình, chỉ biết có chồng và con cùng công việc đồng áng. Lam lũ quanh năm, hiếm khi mệ nội than vãn với ai một điều gì. Vợ chồng ông mệ nội sinh hạ 4 người con trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. ông bà cố vui lắm khi gia đình con trai út sinh ra toàn con trai, ở quê người ta gọi là phát đinh. Ông mệ nội đặt tên con là Nguyện + Ước + Ba + Sanh, Nguyện là bác Đạo, Ước là ba Hữu, Ba là chú Hoàng, Sanh là chú Hùng.
Làng quê đang yên bình thì đất nước xảy ra chiến tranh, chia cắt Việt Nam ra làm hai miền Bắc - Nam. Thành lập nên Khu phí quân sự vĩ tuyến 17 vào năm 1954. Chia cắt Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự, sau chiến tranh Đông Dương.
Năm 1962, ông nội được Cha ở nhà thờ làng Dương Lộc đỡ đầu đưa vào cảnh sát (áo trắng). Ty cảnh sát Quảng Trị đưa ông nội ra làm Đồn Trưởng Đồn Cảnh Sát Hải Cụ (Bến Hải). Ông nội thường xuyên có mặt trực và giao lưu với liên lạc phía bờ Bắc trên một cây cầu Bến Hải (cầu Hiền Lương). Ông nội xa gia đình, xa vợ và các con trai đi ra vùng chia cắt nhận nhiệm vụ, mệ nội ở nhà thay chồng nuôi con. Ừ chiến tranh mà, làm sao không chia cắt, sao không buồn thương.
Nhận công tác ở đây, ông nội luôn làm tốt công việc được giao, không có một lần bị kỷ luật hay khiển trách. Đến tháng 03 năm 1967, ông nội đang trực ở Đồn Cảnh Sát Hải Cụ thì bị lực lượng quân địa phương phía Bắc cầu Bến Hải đột nhập và bắt ông nội đi. Những ngày tháng tù đày thật lắm khổ cực, đời này có cái cực nào cho bằng bị bắt đi tù và cải tạo. Những lúc đói khát ông nội nhờ những trái dừa cứu: “Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”.
Sau 5 tháng cải tạo ông nội được phóng thích (họ trao trả về). Ông nội trở về làng quê An Giạ sau những ngày tháng bị bắt đi tù đày, sau khi tìm hiểu về ông nội, thấy chẳng có nợ máu với nhân dân, chưa có gây hận thù gì nên được tha về. Gác lại công việc, ông nội về với làng với quê, về với vợ con cùng gia đình... nghỉ ngơi để phục hồi tinh thần cũng như sức khỏe. Gia đình luôn chia sẻ, quan tâm.
Ở làng An Giạ bên gia đình được 2 tháng thì ông nội được Ty Cảnh Sát Quảng Trị gọi bổ nhiệm công tác, ông nội trở lại tham gia nhưng bị sở Cảnh Sát nghi ngờ có "Cải Tạo" trở về nên chuyển ông nội vào công tác tại Quảng Ngãi 07/1967. Tại đây ông nội được chuyển sang làm Cảnh Sát Công Lộ, đó là Cảnh sát giao thông như bây giờ.
Nhận nhiệm vụ và công tác ở xa quê, làm ông nội rất nhớ nhà, nhớ vợ cùng con… Đến tháng 6 năm 1968 ông nội xin chuyển về Quảng Trị, Và được Ty cảnh sát chuyển lên nhận nhiệm vụ tại Cùa, làm Phó chi cảnh sát hành chính huyện Hướng Hóa. Vậy là ông nội được trở về quê, lâu lâu được nghỉ phép lại xuôi về quê thăm gia đình. Năm 1972, ba của tôi đi từ làng An Giạ lên Cùa thăm ông nội, không ngờ lại dính phải cuộc loạn ly tại Cùa, ông nội và ba bị bắt. Thấy ba tôi còn thư sinh nên thả cho về nhà tại Cùa, còn ông nội bị bắt đi. Mệ nội ở quê chưa biết tin tức gì về chồng và con trai thì ở quê nghe tin giặc chuẩn bị tràn vào, mệ nội bế hai con Hoàng và Hùng chạy giặc vào Nam tháng 3 năm 1972. Mệ nội gánh áo quần cùng hai chú theo bà con bỏ làng quê mà chạy hướng vào Nam. Lúc này rất nhiều người bỏ quê chạy vào Nam, người thì gánh triêng, người thì đẩy xe, người thì dắt theo trâu bò… một đoàn người như những người dân du mục, mùa hè nắng thì cháy da, nhiều người đi chân trần, vừa chạy vừa lo sợ, mắt ai cũng hiện rõ sự căng thẳng, lo lắng. Đoàn người đi đến gần Miếu Đỏ ở Cầu Dài thì mệ nội nhìn lại chẳng thấy Hoàng con trai đâu, vội quay lại tìm thì thấy con trai đang nằm trên cát, nằm như một đứa trẻ mệt ngủ bên đường. Mệ nội lao tới và lay con thì con im lặng, bế con lên thì máu chảy ra từ phía sau cổ, một vết thương nhỏ bằng hạt đậu. Mệ nội hét lên: Ai cứu con tôi với!!!. Nhưng đoàn người vẫn chạy, đôi người bà con ghé lại nói: "Thôi hắn chết rồi, chạy tiếp đi, còn thằng Hùng trước nữa. Hãy lo cho đứa sống…" Mệ nội đau khổ ôm đứa chú vào lòng, khóc đến mờ cả nước mắt. Sau một hồi, mệ nội đặt chú Hoàng xuống và lấy miếng vải dù gần đó quấn quanh người, đôi bàn tay đào bới cát giữa trưa hè, nắng làm cát nóng đến cháy da tay. Đào hố chôn con trai trong nổi đau tột cùng, cố đào càng sâu càng tốt để chôn, mai này khi ngừng pháo kích sẽ quay lại đem xác con về quê. Ôi chiến tranh, loạn lạc, tang thương – chia cắt, như là địa ngục của trần gian.
Giai đoạn này, ba Hữu vẫn đang ở Cùa cùng mệ Liên (vợ thứ của ông nội). Tháng 12 năm 1972 có Lê Đài và Đinh Tính đi công tác ghé qua vùng Cùa, vô tình gặp ba Hữu, anh em bàn và xin mệ Liên để cho ba tôi thu xếp mà về làng An Giạ, vừa đến nhà thì hay tin đứa em trai kế đã chết ở cầu Dài – Đại lộ kinh hoàng 1972. Lúc này, ông nội đã bị bắt ra Hà Nội. tháng 2/1972 quận Hướng Hoá đóng tại Cùa bị thất thủ, quân dân của Việt Nam Cộng Hòa tháo chạy ông nội lại bị quân giải phóng bắt đưa ra cải tạo tại Hà Nội. Đến tháng 3/1973 ông nội được miền Bắc trao trả cho Việt nam Cộng Hòa trên sông Thạch Hãn, tình Quảng Trị.
Từ đó, ông nội về cùng chung sống với bà con tại khu định cư Hoà Khánh Đà Nẵng. Sau một thời gian chính quyền Sài Gòn có chủ trương đưa dân vào miền Nam. Ông nội cùng bà con vào định cư tại Bình Tuy, được một thời gian miền Nam thât thủ, miền Bắc thắng trận, ông nội trở vê quê hương.
Sau 1975 rất nhiều con cháu làng An Giạ trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, ông nội là người về sau cùng. Ở làng có hai người về muộn nhất là ông nội và người em tên là Đinh Kìm, ngày nào hai người cũng lên xã để viết lời khai, viết đi viết lại mãi hoài. Lý do tại sao về trình diện chính quyền địa phương muộn? Thời gian sau 30-04-1975 ở đâu và làm gì?
Trở về quê khi đất nước ngừng tiếng súng, những người lính Việt Nam Cộng Hòa phải chịu bao nhiêu lời chỉ trích nặng nề của cán bộ xã, đôi khi họ là những đứa cháu bà con trong họ. Thời gian này, những người lính trở về không được đi đâu xa làng, thậm chí lên Đông Hà còn khó. Và cũng chẳng thể làm được việc gì khi suốt ngày phải lên xã lấy lời khai.
Ở làng An Giạ được mấy tháng, xã có chủ trương của tỉnh Quảng Trị đi xây dựng kinh tế mới tại Khe Sanh. Một nơi mà Mỹ đã chọn địa điểm đóng quân, một nơi mà Mỹ cho rằng không có lực lượng nào phá được. Nó được gọi là “Chiến dịch đường 9” – hay “Trận Khe Sanh” – đó là chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam. Sau 1975 Khe Sanh là nơi rừng thiêng nước độc, trong đất đầy bom đạn, chất độc màu da cam, sốt rét, bệnh tật, đói khổ...
Khi hay tin đi kinh tế mới, ông nội đã xin đăng ký đầu tiên, để đưa gia đình cùng bà con lên vùng đất mới, thoát cái cảnh coi khinh, hành hạ, tra khảo. Chuyến đi này có rất nhiều bà con đã đi lên Khe Sanh, đa phần là các gia đình của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ông mệ nội cùng 3 con trai: Đạo – Hữu – Hùng rời xa quê lên Khe Sanh lập nghiệp, Gia đình ông mệ nội cùng bà con đã khai hoang nơi này, biến đồi lau lách thành nương rẫy - khe suối thành ruộng. Vượt qua những cơn bệnh sốt rét chết người, tránh xa được bom đạn còn xót lại của chiến tranh, hơn hết là vượt qua đói nghèo cực khổ, con cháu của những người lính Việt Nam Cộng Hòa lại được sống, lao động. Đời nở hoa trên quê hương đất màu máu đỏ.
.
Ông nội là một người sống tình cảm, yêu quý mọi người, từ cụ già đến đứa con nít ai cũng quý mến. Chưa một lần người ta nghe ông nội la mắng, chửi bới ai. Lúc nào trên môi cũng nở một nụ cười thân thiện. Tuy là người lính Việt Nam Cộng Hòa, một người "bên thua cuộc", nhưng ông nội đươc chính quyền mời làm tập đoàn trưởng. Bà con dân làng Tân An Giạ thì bầu ông nội làm trưởng làng, trưởng họ Đinh, làm ở Hội người cao tuổi. Ban ngày thì ông nội cùng mệ với mạ của tôi vào rừng khai hoang đất làm rẫy, khe suối thì làm ruộng lúa. Người con dâu Lê Thị Chắt vợ của con trai thứ Đinh Giao Hữu là người luôn bên cạnh Ba chồng lao động, từ sáng sớm tờ mờ, cô con dâu dậy sớm nấu cơm để bới đi làm ruộng nương, hai cha con quần quật lao động.
Rất nhiều người đã không chịu được cực khổ, đã bồng bế con chạy trốn Khe Sanh vào tận miền Nam lập nghiệp, người trước kéo người sau vô: Bình Phước, Bù Đăng Bù Đốp, Buôn mê Thuột, Đồng Nai, Vũng Tàu... Nơi nào có diện hưởng kinh tế mới, phát gạo, hỗ trợ đời sống là bám vào. Rồi chọn những nơi có suối, có rừng để trồng trọt, chăn nuôi.
Con trai, con dâu của ông nội là những người có học, cũng được cho vào làm ở cửa hàng, hợp tác xã. Như mạ tôi làm kế toán thu ngân, nhưng cũng bị nhiều người nhìn lên nhìn xuống. Còn ba tôi thì cắt tóc và vẽ ở ngoài đường 9 Nam Lào. Có nhiều lần người ta gọi lên và khiển trách: "Anh không đủ tư cách vẽ các vị lãnh tụ...". Nhưng thời đó Khe Sanh chỉ có mỗi ba tôi là vẽ được, nên cuối cùng cũng phải thuê vẽ. Lúc có vợ và con, thì ba tôi được đi học trường Mỹ thuật Sài Gòn, nhưng vì lý lịch và người ta không ký giấy cho, vậy là đành chịu. Ba tôi có năng khiếu vẽ từ nhỏ, vẽ các vị "lãnh tụ" rất giống. Đa phần những bức Các Mác – Lê Nin, hay HCM ở huyện Hướng Hóa đều do bàn tay ba tôi vẽ ra.
Con cháu của ông mệ nội rất ngoan hiền, chăm học chăm làm. Được thừa hưởng gen hội họa của gia đình, con và cháu đã trở thành họa sĩ và kiến trúc sư, cháu nội của ông có 3 đứa nay là kiến trúc sư. Cái ngày thằng cháu nội Đinh Thanh Hải chạy vào nhà, nó vừa đến cửa đã thở hồng hộc: "Ông mệ ơi con đậu đại học rồi!!!". Ông mệ nội biết tin mà mắt nhòe đi vì vui sướng, ông nội thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên để tạ ơn ông bà đã phù hộ cho con cháu.
Ông nội đã cùng mọi người dìu dắt nhau rời xa quê An Giạ để lên Khe Sanh, mới đó mà giờ đã hơn 40 năm rồi. Chiến tranh đã khép lại, những con người lớp cũ xưa đã trở về với đất. Nhưng linh hồn họ vẫn nằm ở triền đồi, con đồi, dòng khe suối.
Người cảnh sát xưa nay đã không còn, ông mệ nội đã trở về với nơi mà mình đã ra đi, trở về với cõi vĩnh hằng, một nơi không có đau khổ, bi thương, uất hận. Ông mệ nội không thể chọn nơi mình sinh ra, nhưng ông mệ đã chọn Khe Sanh là nơi ở, rồi trở về nằm dưới đất đỏ của Khe Sanh. Được yên nghỉ bên đồi thông, ở lại với mảnh đất mà những giọt mồ hôi, nước mắt thậm chí máu đã đổ xuống.
Tự hào thay, những con người quê Triệu Độ xưa đã biến vùng đất tử thành Khe Sanh phát triển như hôm nay. Những người dân bình lặng, góp nhặt xây dựng một mảnh đất yêu thương. Xin đa tạ miền quê Khe Sanh đã che chở cho đại gia đình tôi cùng bà con quê hương.
Cháu của ông nộiĐinh Thanh Hải
Sài Gòn 20-04-2015
.
NHỮNG LỜI CHIA SẼ CỦA BÀ CON LÀNG AN GIẠ VỀ ÔNG NỘI TÔI:
- Đinh Bá Lộc (em họ của ông nội tôi): Ấn tương nhất về anh là lúc làm thông tin xã, nhiều người con gái chết vì Ổng, áo quần bảnh bao , xe đạp mới coóng, nói chung là : vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Thời gian sau khi anh bị bắt và được tha về, thời gian đó tâm trạng của anh bị người ta nghi ngờ, chắc cũng buồn thíu ruột. Chỉ có Chị là tội thôi, Chị là biểu tượng cho một đức tính của người phụ nữ VN, chịu cam khổ, hy sinh tất cả cho chồng con, biết chồng hào hoa như thế, mà vẫn âm thầm chịu đựng, vẫn một lòng thương chồng yêu con, tần tảo một đời. Có lẽ Chị không bao giờ coi chồng là phụ bạc, hoặc phản bội, mà cứ nghĩ rằng đàn ông là thế " Trai năm thiếp bảy thê, phận gái chỉ một bề nuôi con ".
- Lê Hà (cháu của ông ở Mỹ): Nói về thời ông nội cháu lúc đó tuổi chú khoảng 12, 13 nhưng chú biết Ông cháu làm đồn trưởng cảnh sát áo trắng đóng ở cầu Bến Hải một đêm bị VC tấn công bắt Ông như ba con kể ... Nhưng chú là đám con nít đi sau lưng Ông khi ông được thả về. Ông cao to mặt trắng như bị bủng mặc bộ bà ba đen mang dép râu cả làng ai cũng ra coi và thăm hỏi chú theo đoàn người ra đến tận nhà để coi Ông. Sau một thời gian Ô trở lại ngành cảnh sát.
Còn chuyện vợ hai của bác chú vẫn còn nhớ . Tội nhất là bác Lục bà nội cháu chỉ biết an phân nuôi con bên nương khoai bờ ruộng , bác Đạo của con học cùng lớp với chú lúc tiểu học nên chú thường chơi chung nhau nên hoàn cảnh gia đình bác chú thấy cả nếu cháu muốn viết về người lính cũng tốt và sau đó cháu nên viết về bà cháu ... Bà rất tội nghiệp và nhân ái... Còn cháu Hải rất giống chú Hoàng chú ruột của cháu mắt to miệng rộng da trắng , những kỷ niệm xưa chú nhớ gì thì viết cho cháu biết cháu có thể tham khảo qua những người cùng thế hệ chú lúc đó cho khách quan hơn.
- Đinh Giao Hữu (Họa sĩ - Con trai của ông - ba của Đinh Thanh Hải): Ông sinh năm 1927 - ông đã tốt nghiệp tiểu học, năm ông tầm 17-18 tuổi thì làm cán bộ văn hoá thông tin xã Triệu Độ đến năm 1962 ông được cha nhà thờ Làng Dương Lộc đỡ đầu đưa ông vào cảnh sát ( áo trắng) ông được ty cảnh sát Quảng Trị thời bấy giờ cử ông ra làm đồn trưởng đồn cảnh sát Hải cụ ( Bến Hải) , ô thường xuyên có mặt trực và giao lưu với LL phía bờ Bắc trên cùng một cây cầu BH cho đến năm 1967 khi ll quân địa phương phía bắc cầu BH đột nhập vào tháng3/1967 ô bị bắt , sau 5 tháng cải tạo ô được phóng thích(trả về) . Sau 2thangs nghỉ ở nhà ô được ty cs QT gọi bổ nhiệm công tác , ô trở lại tham gia nhưng sở cs nghi ngờ có cải tạo trở về nên chuyển ô vào nhậ công tác tại Quảng Ngãi 7/1967 ô được chuyêngr sang làm cảnh sát công lộ ((csgt) bây giờ . Đến tháng 6/1968 ông xin thuyên chuyển về lại Quảng Trị , ô được ty camhr sát chuyển lên Cùa làm phó chi cảnh sát hành chính quận Hướng Hoá - đến tháng 2/1972 quận Hướng Hoá đóng tại Cùa bị thất thủ: quân dân của VNCH tháo chạy ô lại bị quân giải phóng bắt dưa ô ra cải tạo tại Hà Nội đến 3/1973 ông được trao trả cho VNCH trên sông Thạch Hản - Quảng Trị . Từ đó ông về cùng chung sống với bà con tại khu định cư Hoà Khánh Đà Nẵng. Sau một thời gian chính quyền SG có chủ trương đưa dân vào Nam ô cùng bà con vào định cư tại Bình Tuy , được một thời gian miền Nam hoàn toàn Gp ô trở vê quê hương , được mấy tháng có chủ trương của tỉnh QTr đi xây dựng kinh tế mới tại Khe Sanh ô gia đình cùng bà con lên khaivhoang phục hoá biến đồi lau lách thành nương rẫy - khe suối thành ruộng - từ chổ ô là người có học của thế hệ ô - là một con người sống vì mọi người lúc nào trên môi ô cũng nở những nụ cười thân thiện dễ mến . Ô đươc chính quyền mời ô làm tập đoàn trưởng -dân làng bầu ô làm trưởng làng - trưỡng họ đến hội người cao tuổi ô đã phục vụ hết mình đến khi ô nhắm mắt để lại bao sự luyến tiếc ô của cả một cộng đồng dân cư Khe Sanh! Kể về chuyện đời riêng của ô nhiều lắm: cho khoảng ô 20 tuổi là cưới vợ - ô thì ham chơi nói về đấu tóc của ô ai ai cũng biết lúc nào cũng láng ô ruồi đậu mà trượt cảng ! Với chiếc xe đạp pogro (giò dĩa đia ra) cả làng chắc ông có . Thời ô ở BH thì mệ mấy anh em ở tại làng mệ tảo tân lam lũ lf thuê làm mướn nuoi con ! Ở làng , năm 1972 ba lên thăm ô bị dín cuộc loạn ly tại cùa cùng bị bắt với ô sau họ thấy ba còn thư sinh cho ba về nhà tại Cùa con ô đưa đi , mệ chưa biết tin tức gì về ba và ô thì ở quê phải chạy giặcvaof 3/1972 , bác ĐẠO đi lính còn mệ chú Hoàng - chú Hùng theo mệ chú Hoàng chạy theo chú Hùng được mệ gánh cùng áo quần vv..chạy thêm một đoạn gần miếu Đỏ cầu dài nhìn lui mệ ko thấy chú H mệ quay lui hì thấy chú đã chết ,đến tháng 12/1972 có ô Đài - anh Tính đi công tác ghé qua vùng cùa vô tình gặp ba đang ở với mệLieen nên anh em bàn và xin mệ rồi ba thu xếp về làng , về tới làng ba mới biết là chú mất tại cầu dài !
Chạy cầu dài thì ô đã bị bắt ra Hà Nội còn ba ở lại cùa với mệ Liên !
Ngôi làng An Giạ nằm bên dòng sông Thạch Hãn, nơi phù sa vun đắp cho một triền sông. Tổ Tiên họ Đinh xưa từ ngoài Châu Ái đã hướng vào Nam và dừng lại ở nơi này. Làng quê yên bình với những người dân nghèo chân chất, ruộng lúa phì nhiêu cho mùa bội thu, con cháu sinh sôi và phát triển. Đời sống yên bình bên ruộng lúa, vườn khoai, cây đa bến nước con đò. Đời sống cứ bình lặng trôi từ ngày này qua tháng nọ, con cháu dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái. Những ngôi nhà tranh mọc lên nhiều hơn khi con cái lập gia đình và ra ở riêng. Bà con quanh năm chăm chú ruộng vườn, sau mùa vụ đồng áng lại ngụp lặn bên sông bắt cá tôm, hay theo thợ thầy làm mộc kiếm thêm tiền.
Một căn nhà nhỏ của vợ chồng cố ông Đinh Văn Gia cùng cố bà Lê Thị Phương luôn tíu tít tiếng cười nói. Ngôi nhà của đôi vợ chồng cùng đàn con thơ quấn quýt bên nhau, cơm ngon canh ngọt cùng chia nhau từng chén nhỏ, đói rét cùng nhau vượt qua. Năm 1927 gia đình cố tôi chào đón thêm một người con trai kháu khỉnh, da trắng như bột lọc, khuôn mặt sáng ngời. Người con trai đó là ông nội của tôi, được ba mẹ đặt tên là Đinh Trọng. ông nội của tôi là con út trong gia đình 10 người con, 6 người con gái và 4 người con trai. Ông cố đặt tên con rất hay Long – Lân – Quy – Phụng – Anh – Yến – Quang – Minh – Vọng – Ninh (Trọng).
Càng lớn ông nội càng to cao, vạm vỡ, nước da trắng đến mức con gái phải ganh tỵ. Thời xưa được ăn học là rất khó, hiếm hoi lắm gia đình mới cho con theo học, ông nội là con út nên được ba mạ thương yêu rất nhiều, ông nội đã học và tốt nghiệp tiểu học. Ngay từ nhỏ, ông nội rất ngoan hiền và tính tình thật thà, lúc nào cũng cười cười nói nói, chẳng bao giờ buồn phiền hay giận hờn ai. Bà con họ hàng ở làng ai cũng quý mến.
- Con ơi, hôm qua cán bộ xã mời con làm cán bộ văn hóa thông tin xã Triệu Độ, con có định đi làm không?
- Dạ thưa ba, con nhận lời ạ!
- Ừa, con gắng làm cho tốt, xã họ tin tưởng vào con nên mới giao việc đó cho con.
Ông nội bắt đầu nhận làm cán bộ văn hóa thông tin của xã khi vừa tròn 18 tuổi. Ông là một người gọn gàng trong ăn mặc, tóc tai, áo quần luôn bảnh bao, đi xe đạp mới coóng, mọi người hay lấy câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khen: "Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa". Ở xã Triệu Độ, biết bao nhiêu cô gái thầm thương nhớ trộm, ước ao được làm người yêu của ông nội. Chính cái vô tư, thoải mái, gọn gàng nên ai nhìn ông nội cũng quý mến, và cho dù ai khổ thì khổ nhưng ông nội lúc nào cũng sướng. Bà con hay chọc: "Ê, eng Trọng ơi, tóc chi mà láng dữ rứa hè, thương mấy con ruồi vô tình hắn vừa đậu và là trượt bổ lọi cẳng" (té gãy chân) ". Chiếc xe đạp Peugeot của Pháp là sự thèm muốn của bao nhiêu trai làng, cả làng An Giạ mỗi anh ông nội có được.
Năm 20 tuổi, ông nội cưới mệ nội làm vợ, mệ là người con gái họ Lê Đức trong làng. Một cô gái hiền hậu, nết na, chăm chỉ. Mệ nội rất thương yêu chồng con, quanh năm chăm lo vun vén cho gia đình, chỉ biết có chồng và con cùng công việc đồng áng. Lam lũ quanh năm, hiếm khi mệ nội than vãn với ai một điều gì. Vợ chồng ông mệ nội sinh hạ 4 người con trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. ông bà cố vui lắm khi gia đình con trai út sinh ra toàn con trai, ở quê người ta gọi là phát đinh. Ông mệ nội đặt tên con là Nguyện + Ước + Ba + Sanh, Nguyện là bác Đạo, Ước là ba Hữu, Ba là chú Hoàng, Sanh là chú Hùng.
Làng quê đang yên bình thì đất nước xảy ra chiến tranh, chia cắt Việt Nam ra làm hai miền Bắc - Nam. Thành lập nên Khu phí quân sự vĩ tuyến 17 vào năm 1954. Chia cắt Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự, sau chiến tranh Đông Dương.
Năm 1962, ông nội được Cha ở nhà thờ làng Dương Lộc đỡ đầu đưa vào cảnh sát (áo trắng). Ty cảnh sát Quảng Trị đưa ông nội ra làm Đồn Trưởng Đồn Cảnh Sát Hải Cụ (Bến Hải). Ông nội thường xuyên có mặt trực và giao lưu với liên lạc phía bờ Bắc trên một cây cầu Bến Hải (cầu Hiền Lương). Ông nội xa gia đình, xa vợ và các con trai đi ra vùng chia cắt nhận nhiệm vụ, mệ nội ở nhà thay chồng nuôi con. Ừ chiến tranh mà, làm sao không chia cắt, sao không buồn thương.
Nhận công tác ở đây, ông nội luôn làm tốt công việc được giao, không có một lần bị kỷ luật hay khiển trách. Đến tháng 03 năm 1967, ông nội đang trực ở Đồn Cảnh Sát Hải Cụ thì bị lực lượng quân địa phương phía Bắc cầu Bến Hải đột nhập và bắt ông nội đi. Những ngày tháng tù đày thật lắm khổ cực, đời này có cái cực nào cho bằng bị bắt đi tù và cải tạo. Những lúc đói khát ông nội nhờ những trái dừa cứu: “Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”.
Sau 5 tháng cải tạo ông nội được phóng thích (họ trao trả về). Ông nội trở về làng quê An Giạ sau những ngày tháng bị bắt đi tù đày, sau khi tìm hiểu về ông nội, thấy chẳng có nợ máu với nhân dân, chưa có gây hận thù gì nên được tha về. Gác lại công việc, ông nội về với làng với quê, về với vợ con cùng gia đình... nghỉ ngơi để phục hồi tinh thần cũng như sức khỏe. Gia đình luôn chia sẻ, quan tâm.
Ở làng An Giạ bên gia đình được 2 tháng thì ông nội được Ty Cảnh Sát Quảng Trị gọi bổ nhiệm công tác, ông nội trở lại tham gia nhưng bị sở Cảnh Sát nghi ngờ có "Cải Tạo" trở về nên chuyển ông nội vào công tác tại Quảng Ngãi 07/1967. Tại đây ông nội được chuyển sang làm Cảnh Sát Công Lộ, đó là Cảnh sát giao thông như bây giờ.
Nhận nhiệm vụ và công tác ở xa quê, làm ông nội rất nhớ nhà, nhớ vợ cùng con… Đến tháng 6 năm 1968 ông nội xin chuyển về Quảng Trị, Và được Ty cảnh sát chuyển lên nhận nhiệm vụ tại Cùa, làm Phó chi cảnh sát hành chính huyện Hướng Hóa. Vậy là ông nội được trở về quê, lâu lâu được nghỉ phép lại xuôi về quê thăm gia đình. Năm 1972, ba của tôi đi từ làng An Giạ lên Cùa thăm ông nội, không ngờ lại dính phải cuộc loạn ly tại Cùa, ông nội và ba bị bắt. Thấy ba tôi còn thư sinh nên thả cho về nhà tại Cùa, còn ông nội bị bắt đi. Mệ nội ở quê chưa biết tin tức gì về chồng và con trai thì ở quê nghe tin giặc chuẩn bị tràn vào, mệ nội bế hai con Hoàng và Hùng chạy giặc vào Nam tháng 3 năm 1972. Mệ nội gánh áo quần cùng hai chú theo bà con bỏ làng quê mà chạy hướng vào Nam. Lúc này rất nhiều người bỏ quê chạy vào Nam, người thì gánh triêng, người thì đẩy xe, người thì dắt theo trâu bò… một đoàn người như những người dân du mục, mùa hè nắng thì cháy da, nhiều người đi chân trần, vừa chạy vừa lo sợ, mắt ai cũng hiện rõ sự căng thẳng, lo lắng. Đoàn người đi đến gần Miếu Đỏ ở Cầu Dài thì mệ nội nhìn lại chẳng thấy Hoàng con trai đâu, vội quay lại tìm thì thấy con trai đang nằm trên cát, nằm như một đứa trẻ mệt ngủ bên đường. Mệ nội lao tới và lay con thì con im lặng, bế con lên thì máu chảy ra từ phía sau cổ, một vết thương nhỏ bằng hạt đậu. Mệ nội hét lên: Ai cứu con tôi với!!!. Nhưng đoàn người vẫn chạy, đôi người bà con ghé lại nói: "Thôi hắn chết rồi, chạy tiếp đi, còn thằng Hùng trước nữa. Hãy lo cho đứa sống…" Mệ nội đau khổ ôm đứa chú vào lòng, khóc đến mờ cả nước mắt. Sau một hồi, mệ nội đặt chú Hoàng xuống và lấy miếng vải dù gần đó quấn quanh người, đôi bàn tay đào bới cát giữa trưa hè, nắng làm cát nóng đến cháy da tay. Đào hố chôn con trai trong nổi đau tột cùng, cố đào càng sâu càng tốt để chôn, mai này khi ngừng pháo kích sẽ quay lại đem xác con về quê. Ôi chiến tranh, loạn lạc, tang thương – chia cắt, như là địa ngục của trần gian.
Giai đoạn này, ba Hữu vẫn đang ở Cùa cùng mệ Liên (vợ thứ của ông nội). Tháng 12 năm 1972 có Lê Đài và Đinh Tính đi công tác ghé qua vùng Cùa, vô tình gặp ba Hữu, anh em bàn và xin mệ Liên để cho ba tôi thu xếp mà về làng An Giạ, vừa đến nhà thì hay tin đứa em trai kế đã chết ở cầu Dài – Đại lộ kinh hoàng 1972. Lúc này, ông nội đã bị bắt ra Hà Nội. tháng 2/1972 quận Hướng Hoá đóng tại Cùa bị thất thủ, quân dân của Việt Nam Cộng Hòa tháo chạy ông nội lại bị quân giải phóng bắt đưa ra cải tạo tại Hà Nội. Đến tháng 3/1973 ông nội được miền Bắc trao trả cho Việt nam Cộng Hòa trên sông Thạch Hãn, tình Quảng Trị.
Từ đó, ông nội về cùng chung sống với bà con tại khu định cư Hoà Khánh Đà Nẵng. Sau một thời gian chính quyền Sài Gòn có chủ trương đưa dân vào miền Nam. Ông nội cùng bà con vào định cư tại Bình Tuy, được một thời gian miền Nam thât thủ, miền Bắc thắng trận, ông nội trở vê quê hương.
Sau 1975 rất nhiều con cháu làng An Giạ trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, ông nội là người về sau cùng. Ở làng có hai người về muộn nhất là ông nội và người em tên là Đinh Kìm, ngày nào hai người cũng lên xã để viết lời khai, viết đi viết lại mãi hoài. Lý do tại sao về trình diện chính quyền địa phương muộn? Thời gian sau 30-04-1975 ở đâu và làm gì?
Trở về quê khi đất nước ngừng tiếng súng, những người lính Việt Nam Cộng Hòa phải chịu bao nhiêu lời chỉ trích nặng nề của cán bộ xã, đôi khi họ là những đứa cháu bà con trong họ. Thời gian này, những người lính trở về không được đi đâu xa làng, thậm chí lên Đông Hà còn khó. Và cũng chẳng thể làm được việc gì khi suốt ngày phải lên xã lấy lời khai.
Ở làng An Giạ được mấy tháng, xã có chủ trương của tỉnh Quảng Trị đi xây dựng kinh tế mới tại Khe Sanh. Một nơi mà Mỹ đã chọn địa điểm đóng quân, một nơi mà Mỹ cho rằng không có lực lượng nào phá được. Nó được gọi là “Chiến dịch đường 9” – hay “Trận Khe Sanh” – đó là chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam. Sau 1975 Khe Sanh là nơi rừng thiêng nước độc, trong đất đầy bom đạn, chất độc màu da cam, sốt rét, bệnh tật, đói khổ...
Khi hay tin đi kinh tế mới, ông nội đã xin đăng ký đầu tiên, để đưa gia đình cùng bà con lên vùng đất mới, thoát cái cảnh coi khinh, hành hạ, tra khảo. Chuyến đi này có rất nhiều bà con đã đi lên Khe Sanh, đa phần là các gia đình của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ông mệ nội cùng 3 con trai: Đạo – Hữu – Hùng rời xa quê lên Khe Sanh lập nghiệp, Gia đình ông mệ nội cùng bà con đã khai hoang nơi này, biến đồi lau lách thành nương rẫy - khe suối thành ruộng. Vượt qua những cơn bệnh sốt rét chết người, tránh xa được bom đạn còn xót lại của chiến tranh, hơn hết là vượt qua đói nghèo cực khổ, con cháu của những người lính Việt Nam Cộng Hòa lại được sống, lao động. Đời nở hoa trên quê hương đất màu máu đỏ.
.
Ông nội tại buổi họp làng Tân An Giạ ở Khe Sanh - Hướng Hóa - Quảng Trị
.
Ông nội là Trưởng làng Tân An Giạ - trưởng họ Đinh tại Khe Sanh.
.
Tại buổi lễ cúng giỗ ở Khe Sanh.
.Ông nội là một người sống tình cảm, yêu quý mọi người, từ cụ già đến đứa con nít ai cũng quý mến. Chưa một lần người ta nghe ông nội la mắng, chửi bới ai. Lúc nào trên môi cũng nở một nụ cười thân thiện. Tuy là người lính Việt Nam Cộng Hòa, một người "bên thua cuộc", nhưng ông nội đươc chính quyền mời làm tập đoàn trưởng. Bà con dân làng Tân An Giạ thì bầu ông nội làm trưởng làng, trưởng họ Đinh, làm ở Hội người cao tuổi. Ban ngày thì ông nội cùng mệ với mạ của tôi vào rừng khai hoang đất làm rẫy, khe suối thì làm ruộng lúa. Người con dâu Lê Thị Chắt vợ của con trai thứ Đinh Giao Hữu là người luôn bên cạnh Ba chồng lao động, từ sáng sớm tờ mờ, cô con dâu dậy sớm nấu cơm để bới đi làm ruộng nương, hai cha con quần quật lao động.
Rất nhiều người đã không chịu được cực khổ, đã bồng bế con chạy trốn Khe Sanh vào tận miền Nam lập nghiệp, người trước kéo người sau vô: Bình Phước, Bù Đăng Bù Đốp, Buôn mê Thuột, Đồng Nai, Vũng Tàu... Nơi nào có diện hưởng kinh tế mới, phát gạo, hỗ trợ đời sống là bám vào. Rồi chọn những nơi có suối, có rừng để trồng trọt, chăn nuôi.
Con trai, con dâu của ông nội là những người có học, cũng được cho vào làm ở cửa hàng, hợp tác xã. Như mạ tôi làm kế toán thu ngân, nhưng cũng bị nhiều người nhìn lên nhìn xuống. Còn ba tôi thì cắt tóc và vẽ ở ngoài đường 9 Nam Lào. Có nhiều lần người ta gọi lên và khiển trách: "Anh không đủ tư cách vẽ các vị lãnh tụ...". Nhưng thời đó Khe Sanh chỉ có mỗi ba tôi là vẽ được, nên cuối cùng cũng phải thuê vẽ. Lúc có vợ và con, thì ba tôi được đi học trường Mỹ thuật Sài Gòn, nhưng vì lý lịch và người ta không ký giấy cho, vậy là đành chịu. Ba tôi có năng khiếu vẽ từ nhỏ, vẽ các vị "lãnh tụ" rất giống. Đa phần những bức Các Mác – Lê Nin, hay HCM ở huyện Hướng Hóa đều do bàn tay ba tôi vẽ ra.
Con cháu của ông mệ nội rất ngoan hiền, chăm học chăm làm. Được thừa hưởng gen hội họa của gia đình, con và cháu đã trở thành họa sĩ và kiến trúc sư, cháu nội của ông có 3 đứa nay là kiến trúc sư. Cái ngày thằng cháu nội Đinh Thanh Hải chạy vào nhà, nó vừa đến cửa đã thở hồng hộc: "Ông mệ ơi con đậu đại học rồi!!!". Ông mệ nội biết tin mà mắt nhòe đi vì vui sướng, ông nội thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên để tạ ơn ông bà đã phù hộ cho con cháu.
Ông nội đã cùng mọi người dìu dắt nhau rời xa quê An Giạ để lên Khe Sanh, mới đó mà giờ đã hơn 40 năm rồi. Chiến tranh đã khép lại, những con người lớp cũ xưa đã trở về với đất. Nhưng linh hồn họ vẫn nằm ở triền đồi, con đồi, dòng khe suối.
Nơi yên nghỉ của ông mệ nội tôi.
. Người cảnh sát xưa nay đã không còn, ông mệ nội đã trở về với nơi mà mình đã ra đi, trở về với cõi vĩnh hằng, một nơi không có đau khổ, bi thương, uất hận. Ông mệ nội không thể chọn nơi mình sinh ra, nhưng ông mệ đã chọn Khe Sanh là nơi ở, rồi trở về nằm dưới đất đỏ của Khe Sanh. Được yên nghỉ bên đồi thông, ở lại với mảnh đất mà những giọt mồ hôi, nước mắt thậm chí máu đã đổ xuống.
Tự hào thay, những con người quê Triệu Độ xưa đã biến vùng đất tử thành Khe Sanh phát triển như hôm nay. Những người dân bình lặng, góp nhặt xây dựng một mảnh đất yêu thương. Xin đa tạ miền quê Khe Sanh đã che chở cho đại gia đình tôi cùng bà con quê hương.
Cháu của ông nộiĐinh Thanh Hải
Sài Gòn 20-04-2015
.
NHỮNG LỜI CHIA SẼ CỦA BÀ CON LÀNG AN GIẠ VỀ ÔNG NỘI TÔI:
- Đinh Bá Lộc (em họ của ông nội tôi): Ấn tương nhất về anh là lúc làm thông tin xã, nhiều người con gái chết vì Ổng, áo quần bảnh bao , xe đạp mới coóng, nói chung là : vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Thời gian sau khi anh bị bắt và được tha về, thời gian đó tâm trạng của anh bị người ta nghi ngờ, chắc cũng buồn thíu ruột. Chỉ có Chị là tội thôi, Chị là biểu tượng cho một đức tính của người phụ nữ VN, chịu cam khổ, hy sinh tất cả cho chồng con, biết chồng hào hoa như thế, mà vẫn âm thầm chịu đựng, vẫn một lòng thương chồng yêu con, tần tảo một đời. Có lẽ Chị không bao giờ coi chồng là phụ bạc, hoặc phản bội, mà cứ nghĩ rằng đàn ông là thế " Trai năm thiếp bảy thê, phận gái chỉ một bề nuôi con ".
- Lê Hà (cháu của ông ở Mỹ): Nói về thời ông nội cháu lúc đó tuổi chú khoảng 12, 13 nhưng chú biết Ông cháu làm đồn trưởng cảnh sát áo trắng đóng ở cầu Bến Hải một đêm bị VC tấn công bắt Ông như ba con kể ... Nhưng chú là đám con nít đi sau lưng Ông khi ông được thả về. Ông cao to mặt trắng như bị bủng mặc bộ bà ba đen mang dép râu cả làng ai cũng ra coi và thăm hỏi chú theo đoàn người ra đến tận nhà để coi Ông. Sau một thời gian Ô trở lại ngành cảnh sát.
Còn chuyện vợ hai của bác chú vẫn còn nhớ . Tội nhất là bác Lục bà nội cháu chỉ biết an phân nuôi con bên nương khoai bờ ruộng , bác Đạo của con học cùng lớp với chú lúc tiểu học nên chú thường chơi chung nhau nên hoàn cảnh gia đình bác chú thấy cả nếu cháu muốn viết về người lính cũng tốt và sau đó cháu nên viết về bà cháu ... Bà rất tội nghiệp và nhân ái... Còn cháu Hải rất giống chú Hoàng chú ruột của cháu mắt to miệng rộng da trắng , những kỷ niệm xưa chú nhớ gì thì viết cho cháu biết cháu có thể tham khảo qua những người cùng thế hệ chú lúc đó cho khách quan hơn.
- Đinh Giao Hữu (Họa sĩ - Con trai của ông - ba của Đinh Thanh Hải): Ông sinh năm 1927 - ông đã tốt nghiệp tiểu học, năm ông tầm 17-18 tuổi thì làm cán bộ văn hoá thông tin xã Triệu Độ đến năm 1962 ông được cha nhà thờ Làng Dương Lộc đỡ đầu đưa ông vào cảnh sát ( áo trắng) ông được ty cảnh sát Quảng Trị thời bấy giờ cử ông ra làm đồn trưởng đồn cảnh sát Hải cụ ( Bến Hải) , ô thường xuyên có mặt trực và giao lưu với LL phía bờ Bắc trên cùng một cây cầu BH cho đến năm 1967 khi ll quân địa phương phía bắc cầu BH đột nhập vào tháng3/1967 ô bị bắt , sau 5 tháng cải tạo ô được phóng thích(trả về) . Sau 2thangs nghỉ ở nhà ô được ty cs QT gọi bổ nhiệm công tác , ô trở lại tham gia nhưng sở cs nghi ngờ có cải tạo trở về nên chuyển ô vào nhậ công tác tại Quảng Ngãi 7/1967 ô được chuyêngr sang làm cảnh sát công lộ ((csgt) bây giờ . Đến tháng 6/1968 ông xin thuyên chuyển về lại Quảng Trị , ô được ty camhr sát chuyển lên Cùa làm phó chi cảnh sát hành chính quận Hướng Hoá - đến tháng 2/1972 quận Hướng Hoá đóng tại Cùa bị thất thủ: quân dân của VNCH tháo chạy ô lại bị quân giải phóng bắt dưa ô ra cải tạo tại Hà Nội đến 3/1973 ông được trao trả cho VNCH trên sông Thạch Hản - Quảng Trị . Từ đó ông về cùng chung sống với bà con tại khu định cư Hoà Khánh Đà Nẵng. Sau một thời gian chính quyền SG có chủ trương đưa dân vào Nam ô cùng bà con vào định cư tại Bình Tuy , được một thời gian miền Nam hoàn toàn Gp ô trở vê quê hương , được mấy tháng có chủ trương của tỉnh QTr đi xây dựng kinh tế mới tại Khe Sanh ô gia đình cùng bà con lên khaivhoang phục hoá biến đồi lau lách thành nương rẫy - khe suối thành ruộng - từ chổ ô là người có học của thế hệ ô - là một con người sống vì mọi người lúc nào trên môi ô cũng nở những nụ cười thân thiện dễ mến . Ô đươc chính quyền mời ô làm tập đoàn trưởng -dân làng bầu ô làm trưởng làng - trưỡng họ đến hội người cao tuổi ô đã phục vụ hết mình đến khi ô nhắm mắt để lại bao sự luyến tiếc ô của cả một cộng đồng dân cư Khe Sanh! Kể về chuyện đời riêng của ô nhiều lắm: cho khoảng ô 20 tuổi là cưới vợ - ô thì ham chơi nói về đấu tóc của ô ai ai cũng biết lúc nào cũng láng ô ruồi đậu mà trượt cảng ! Với chiếc xe đạp pogro (giò dĩa đia ra) cả làng chắc ông có . Thời ô ở BH thì mệ mấy anh em ở tại làng mệ tảo tân lam lũ lf thuê làm mướn nuoi con ! Ở làng , năm 1972 ba lên thăm ô bị dín cuộc loạn ly tại cùa cùng bị bắt với ô sau họ thấy ba còn thư sinh cho ba về nhà tại Cùa con ô đưa đi , mệ chưa biết tin tức gì về ba và ô thì ở quê phải chạy giặcvaof 3/1972 , bác ĐẠO đi lính còn mệ chú Hoàng - chú Hùng theo mệ chú Hoàng chạy theo chú Hùng được mệ gánh cùng áo quần vv..chạy thêm một đoạn gần miếu Đỏ cầu dài nhìn lui mệ ko thấy chú H mệ quay lui hì thấy chú đã chết ,đến tháng 12/1972 có ô Đài - anh Tính đi công tác ghé qua vùng cùa vô tình gặp ba đang ở với mệLieen nên anh em bàn và xin mệ rồi ba thu xếp về làng , về tới làng ba mới biết là chú mất tại cầu dài !
Chạy cầu dài thì ô đã bị bắt ra Hà Nội còn ba ở lại cùa với mệ Liên !
Nhận xét
Đăng nhận xét