Sài Gòn nơi tôi chọn để sống

 Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn

Sài Gòn, chỉ hai từ thôi mà sao thân thương, yêu quá đỗi. Ai đó nói rằng: "Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra, nhưng bạn được chọn nơi mình sẽ sống." Vâng, nó đã chọn Sài Gòn là nơi nó sống, nó làm việc. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, nó đã định hướng vào Sài Gòn lập nghiệp. Và ước mong đó đã trở thành hiện thực, nó được Sài Gòn đón nó vào lòng khi Sài Gòn vào mùa khô. Người chú bà con đã đưa nó vô làm chung công ty. Những ngày đầu đến Sài Gòn nó đã bị choáng ngợp, một thành phố năng động, đoàn người cùng xe cộ tấp nập. Nó bắt đầu dần hòa hợp với Sài Gòn cùng người dân ở đây, họ rất chân chất, nhẹ nhàng, vô tư đến lạ.

Sài Gòn công khai phá thuộc về nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định. "Nguyễn Hữu Cảnh (Tên thật là Nguyễn Hữu Thành 1650-1700) người quê Quảng Bình, được triều Nguyễn phong tước hiệu Lễ Thành hầu - Khai quốc công thần- Thượng đẳng công thần. Tháng hai, năm Mậu Dần 1698 ông vào miền nam theo đường biển. Người Việt - Hoa - Chăm đều nhớ ơn ông, người khai hoang, mở đất, giúp họ an cư lạc nghiệp. Người dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có Quảng Bình quê ông, ông qua đời ngày 09-05 năm Canh Thìn tại Rạch Gầm."

Theo Gia Định Thành Thông Chí cho thấy: " Sài Gòn là một vùng đất rộng mênh mông của Chân Lạp (Cao Miên) từ năm 1690 trở về trước. Nguyễn Hữu Cảnh đặt là Dinh Phiên Trấn năm 1698, đến thời Nguyễn Ánh lại đổi là Trấn Phiên An năm 1802.  Địa danh Sài Gòn là tên một phố chợ thành lập sau 1777, người Hoa họ gọi là "Thày Ngòn" (Theo cụ Vương Hồng Sến viết trong "Sài Gòn Năm Xưa")... " Lịch sử chứng minh Sài Gòn có trước, rồi người Tàu mới đọc ra thành Thầy Ngòn hay Xi Coón. Còn theo Thuyết Prei Nokor thì dựa theo lịch sử và phát âm thuyết này cho "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei Nokor" hay từ "Thầy Ngồn" mà ra.

Năm 1859 Người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lại Sài Gòn thành một đô thị lớn, để phục vụ cho khai thác thuộc địa. Pháp đã đào kênh mương, nâng đất và xây nhà cửa - công trình công vụ, bệnh viện, nhà thờ, trường học ... Nó được thiết kế theo phong cách Châu Âu, người Pháp muốn xây dựng " Sài Gòn là một thành phố tao nhã và sôi động ". Thành phố phục vụ dân số hơn 500 ngàn dân năm 1945, và sau 1954 là hai ngàn dân.  Sài Gòn năm xưa được được mệnh danh là " Hòn Ngọc Viễn Đông " một thành phố phát triển , sầm uất, với những tòa nhà, lâu đài, hoa cỏ ...
.
Chợ Bến Thành

Nếu ai đã đến Sài Gòn một thời gian, chắc chắn rằng khi đi họ sẽ rất nhớ và muốn quay về thăm. Sài Gòn khi ở nó ồn ào, náo nhiệt, có đôi khi cảm thấy ngột ngạt đến khó thở, vì nhịp sống quá nhanh. Nhưng khi đi xa ta nhớ vô cùng, muốn đến với Sài Gòn ngay. Nó cũng vậy, rời xa quê hương Quảng Trị vào đây một thân một mình giữa phố xá, được người thân chia sẽ, ủng hộ, động viên. Nó đã vượt qua như chạy việt dã, qua khỏi cái đốt mệt là chạy như bay.Con người Sài Gòn nó thanh lịch, văn hóa, mến khách. Nhiều người từ khắp nơi kéo về, ở một thời gian là họ cũng biến đổi dần để phù hợp với Sài Gòn. Sài Gòn là nơi du nhập nhiều văn hóa vùng miền, nhưng nó tạo ra cái chung nhất của người Sài Gòn . Sự phô trương giàu nghèo nơi đây hiếm, sự khoe khoang giai cấp cũng khó tìm. Sống đối với nhau bằng tình thương mến thương, chẳng quan niệm anh là ai, anh là gì? Chữ tình của người Sài Gòn được chú trọng hơn trong những mối quan hệ. Sự phóng khoáng, hiền hậu, tình người ... đã giúp Sài Gòn sống thoáng hơn, vui tươi hơn.

Ai đó muốn thay đổi bản thân, hãy sống ở Sài Gòn, sẽ biến bạn thành người năng động, hòa nhã, khiêm tốn ... và ăn nói văn hóa, lịch sự. Phong thái rất hào hoa, phong nhã. Đi khắp các miền, mới thấy Sài Gòn nhiều cái hay: Khách hàng là thượng đế, khách chưa gọi đã đến bên phục vụ chân tình, chẳng thích đôi co, chửi nhau ùm bà lằng. Thích gặp nhau vui quý, không tính toán thiệt hơn - giàu sang hay nghèo hèn. Cũng chẳng cần biết bạn làm nghề gì, chức vụ ra sao ? Chẳng cần biết bạn con quan hay là bần nông khốn khó. Cũng không màng xe xịn hay xe cà tàng ... Miễn rằng bạn biết sống, biết quý mến, thì quanh bạn sẽ luôn có nhiều người yêu thương.

Văn hóa sống và làm còn thể hiện ở trên đường phố, tiếng còi xe giảm bớt inh ỏi vang lên, tiếng chửi tục khi va quẹt nhẹ. Đôi lần ai đó quên gạt chân chống, người sau cố đuổi theo để nhắc nhở. Ra đường ban đêm quên bật đèn cũng được người đi đường báo cho. Có lần tôi chạy đi làm, một anh chạy phía sau lao lên: Anh ơi, ví anh sắp rơi kìa ...

Sài Gòn là thành phô trẻ, năng động, hiền hòa, mến khách ... Đây là nơi dừng chân của những người muốn lao động, muốn sống. Nơi đây luôn mở rộng vòng tay đón chào mọi người ở khắp nơi về sống, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo.

Không nơi đâu như ở Sài Gòn, ồn ào mà vui nhộn, vui tươi mà thoải mái ... cảm ơn Sài Gòn đã ôm tôi vào lòng, đón nhận tôi như một đứa con tìm nơi đậu.

TÔI YÊU SÀI GÒN ! Thành phố mãi trong tim tôi !

Khấn nguyện.

Sài Gòn sau cơn mưa
.
Sài Gòn xưa và nay
.
Sài Gòn xưa và nay
.
Nhà thờ Đức Bà khi đêm về
.
xây dựng những công trình
.
Sài Gòn đêm lung linh ánh đèn
.
Vươn cao vút
.
Sài Gòn Bên ni và bên nớ


Sài Gòn 23-04-2015
Kts. Đinh Thanh Hải

Nhận xét

Bài đăng phổ biến