Ba mẹ hãy làm bạn với con
" Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. "
Có người cha người mẹ nào không thương con, cái khúc ruột mà mình đẻ ra và nuôi nấng, chăm bẩm từng ngày từ khi còn đỏ hỏn, dến khi biết lật, biết bò rồi bật òa khi con gọi mẹ gọi ba. "đứa trẻ lên ba cả nhà tập nói". Cha mạ là những người đã đi qua nhiều đoạn đường vui buồn, khổ cực thậm chí máu tuôn rơi, những kinh nghiệm mà không có một trường lớp nào dạy được. Họ đặt mọi niềm ước mơ vào con trẻ, cầu mong sao con được thành người, thành danh. Và luôn khuyên răn con những điều hay lẽ phải, cho con tránh vấp phải những cái mà ba mẹ đã đi qua. Đôi khi ba mẹ hà khắc, ép con cái phải đi theo ý của mình, thậm chí đòn roi cho con nhớ: "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Mỗi lần đánh con ba mẹ nào vui, một roi hằn lên da thịt con là như đánh vào bản thân mình. Nhưng ba mẹ phải cố nuốt nước mắt vào trong mà dạy con.
Ngày nay, khi xã hội văn minh hơn, những lề thói xưa dần biến mất. Dạy con bằng đòn roi đôi khi bị lên án, và phải bỏ nó đi, nhường lại là những lời hay ý đẹp. Mà cũng không ít gia đình ba mẹ than thở: Con tôi nó hư quá, mà cầm roi đánh một cái nó bỏ nhà đi cả tuần. Thế là con cái hư chẳng dám phạt, chẳng dám la, nó ưa gì làm đó, thành ông thánh tướng ngang tàng, đôi khi còn mất dạy với người lớn.
Con cái hư, đôi khi khoan vội trách mắng nó, mà hãy tìm hiểu lý do tại sao con của mình hư như vậy, đôi khi chính ba mẹ là người đã tạo ra điều đó. Nhiều gia đình vợ chồng mâu thuẩn, đánh đập, chửi bới nhau ... Con cái nhìn thấy nó đau buồn, đâm ra nó dần rời xa cái tổ ấm, nơi này là chốn mà tụi nó không muốn tìm về, muốn đi ra ngoài cho nhẹ nhàng. Vui gì khi nhìn cảnh ba mẹ suốt ngày chửi bới nhau, thậm chí ba thì say rượu về đập phá đồ, đánh mẹ, chửi con. Có những đứa nó khép mình, co ro vì sợ, nó đâu có thể đứng ra bênh vực ai, nó là phận con mà. Thế là nó đâm đầu vào những thói hư tật xấu, có thể đọc truyện tranh xem phim kiếm hiệp, hóa thân mình vào những nhân vật anh hùng, nó biến mình thành một con người sống ảo, chẳng thể ra đời mà chỉ trên trang mạng, tranh truyện kiếm hiệp, phim Hồng Kông ...
Những con thú dữ như cọp, sư tử, báo ... nếu con người biết thu phục thì nó vẫn nghe lời con người, chứ chẳng hề ăn thịt ta. Như chuyện dạy con voi, tại sao cái dây néo nó nhỏ như vây mà voi nó không dựt đứt mà tháo thân thoát chạy? Đó là vì chúng không tin mình có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc - chúng chấp nhận nó như là điều hiễn nhiên. Có người dạy voi giải thích: " Khi chúng còn nhỏ, chúng bé hơn thế này rất nhiều, chúng tôi vẫn dùng loại dây thừng cỡ đó để buộc chúng lại. Ở độ tuổi đó, dây như vậy là đủ giữ chúng rồi. Nhưng khi đã lớn hơn, chúng vẫn tin mình không thể dứt nổi những sợi dây thừng này. Chúng cho rằng, sợi dây thừng ngày xưa vẫn có thể giữ chúng được, thế là chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ dứt bỏ dây và chạy đi”. Rồi như chuyện dạy con mèo của Trạng Quỳnh cũng vậy, ông bỏ hai chén cơm một bên cá thịt, một bên xương và rau ... cứ ăn bên cá thịt là bị đòn, riết nó hiểu ăn rau mà thoát đòn roi.
Khi dạy dỗ phải có thưởng có phạt thì mới thành, cưng chiều quá thành hư. Lúc người đánh thì người kia không được bênh vực ... Lời lên án chỉ trích đôi khi cũng không nên nặng nề quá, và những lời khen tặng cũng nên khích lệ để con cái nó phấn đấu đi lên. Ngay bản thân người lớn cũng thèm được khen tặng mà ... Xin nói qua chuyện vì sao đàn ông ngoại tình, khi về với vợ thì bị cằn nhằn, cơm áo đủ chuyện, để thằng cu nó đủ cương là khó, nhưng rồi vợ cằn nhằn là nó tiêu luôn: Anh là người ích kỹ, chỉ biết bản thân mình, leo lên làm xong là xuống, chẳng hề quan tâm tôi có ra sao ? ... Những câu than đó biến đàn ông thành kẻ liệt dương, rồi khi ra đường gặp các nàng cứ khen lấy khen để, anh giỏi quá, anh hay quá, anh làm em thích ... mặc dù đó là những câu nói xạo, nhưng đàn ông dần tự tin hẳn lên và làm tình rất giỏi. Không có thằng đàn ông nào tài ba chăn gối, mà chỉ là có hòa hợp với bạn tình không thôi. Con trẻ cũng vậy, làm cái gì cũng bị chê thì làm sao mà nó tiến bộ, làm sao mà nó khẳng định bản thân. Có bao giờ ta coi con mình như bạn không? Có đặt mình vào lứa tuổi của con, thế hệ của con. Ta của ngày xưa nó khác bây giờ, cái thời xưa đó nó hà khắc hơn hiện tại, thì đừng cố mà bắt con phải làm giống như ta muốn, ta áp đặt. Con sẽ hư hỏng chứ chẳng thể nào thành người mà ba mẹ mong muốn được ... đòn roi quá nó sẽ thành chai lỳ, mà cưng chiều quá làm hư - hại con.
Đừng đổ lỗi cho ba hay mẹ, vì ông vì bà mà con tôi hư ... mà hãy tự tìm ra lỗi rồi hướng con đi vào con đường tốt đẹp hơn, đúng hơn. Hãy làm bạn với con, để con tâm sự, hỏi han, mong được chia sẽ, hơn là con tự đi tìm những thú vui ngoài xã hội và dần đánh lạc mất đường.
Ba mẹ luôn là tấm gương để con noi theo và học tập, hãy làm nhiều hơn nói ... những việc làm hay, tốt.
Đôi lúc ta lầm được lạc lội, làm việc xấu ... ta ước gì có những cái roi đánh vào đít ta thật đau, cho ta nhớ mà sửa sai lầm. Những cái đòn roi giúp ta nên người, những cái đòn roi của ba mẹ có khi thua xa cái đòn của đời khi ta phạm sai lầm.
Sài Gòn 06-05-2015
Kts. Đinh Thanh Hải
Bài đăng trên Facebook: https://www.facebook.com/notes/dinh-thanh-hai/ba-m%E1%BA%B9-h%C3%A3y-l%C3%A0m-b%E1%BA%A1n-v%E1%BB%9Bi-con/997569646920742?pnref=lhc
Nhận xét
Đăng nhận xét