Uốn ván, hãy cẩn thận với nó
Cẩn thân khi chân đâm phải kim, đinh, sắt hoan gỉ. Hãy đi chích ngừa uốn ván ngay
Cẩn thân khi đi, để chân không đâm phải kim, đinh, sắt hoen gỉ. Hãy đi chích ngừa uốn ván ngay
Bà con ta thường lơ là với phòng chống bệnh tật, chỉ chờ khi nào bệnh nặng mới nhập viện, mới nhờ bác sĩ chữa trị, đôi khi tới viện thì đã quá muộn rồi, bác sĩ bó tay chịu thua, người nhà ngất lịm vì đau khổ, buồn thương. Người dân thường ví von: "sợ nhất khi gặp hai vị mặc áo màu trắng và màu vàng". Đến nơi công quyền hay bệnh viện thì thật đáng sợ.
Hôm qua, ngồi với anh đồng hương có cháu đang nhập viện Bệnh Viện Nhiệt Đới ở Sài Gòn. Anh chia sẽ: " Hôm đó cháu ngoại ở trường vô ý để cái đinh nhỏ đâm tay chảy máu, phòng y tá ở trường đã rửa vết thương, dùng oxi già sát trùng. Vài hôm sau thì vết thương lành lại ... Một hôm, tôi nhìn thấy đứa cháu đút cơm cho em mà tay run run, định la cháu vì lười đút cơm cho em. Đến trưa thì gia đình báo tin cháu ngoại cấp cứu ở viện. Bệnh viện chuyển thẳng về thành phố và bệnh viện Nhiệt Đới, với tình trạng cháu khá nặng rồi, hôm qua bác sĩ đã đặt ống thở vào cổ cháu ... Cầu mong sao cháu sớm khỏe, phục hồi lại "
Tôi lần hỏi bác sĩ thì cháu của anh đồng hương đang được điều trị ở phòng đặc biệt, Với lại cháu bé không phải hôn mê. Người ta chích thuốc an thần liều mạnh để không cho cháu co giật, vì sợ cháu ngưng thở đột ngột vì cứng cơ, nên người ta phải mở khí quản cho thở máy. Tình trạng của cháu không phải là nặng hơn. Có người nằm mê man thở máy cả hai tháng trời, chứ không phải ngày một ngày hai. Bây giờ cần nhất là nói gia đình giữ gìn sức khỏe để là lo cho cháu đường dài.
Uốn ván bà con dân ta hay gọi là phong đòn gánh, mỗi khi bị bệnh nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, dẫn đến co thắt các cơ, khó nuốt, cứng cơ bụng - cơ ngực, bệnh nhân co giật, khó thở và dễ dẫn đến chết người. Nguyên nhân là do độc tố của uốn ván gây ra, khi vết thương trên da gặp clostridium tetani. Khi mắc bệnh uốn ván thì tỷ lệ tử vong từ 25-90%.
Những bệnh nhân vô tình bị đứt tay, kim đâm, quẹt phải đinh hay tấm tồn rách da chảy máu. Nhưng lại mắc phải uốn ván nặng, cấp cứu đến bệnh viện thì đã quá nặng, co giật, hôn mê, cứng cổ, cứng hàm ... mỡ khí quản, đặt ống thở và dùng máy. Bác sĩ điều trị phải cho bệnh nhân dùng thuốc an thần liều cao, chú tâm nhiều đến hô hấp, theo dõi tim phổi. Thời gian điều trị khá dài, từ 1 tháng đến 2 tháng, thậm chí lâu hơn. Và tiền điều trị lên tới cả trăm triệu đồng, một số tiền rất lớn để điều trị bệnh Uốn Ván.
Vi khuẩn uốn ván có nhiều trong đất, cát, kim loại, phân động vật ... và khi ta bị trầy xước, chảy máu, vết thương hở, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, nó sản xuất một độc tố rất mạnh. Nhiều gia đình thấy vết thương lành tưởng không sao, nhưng nó ủ bệnh một thời gian, sau 10 ngày hoặc nửa tháng nó sẽ phát bệnh.
hãy bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách đi tiêm ngừa bằng vaccin, sau 10 năm phải bồi thêm. Khi bị trầy xước thì phải đi tiêm ngừa uốn ván ngay.
Các biến chứng của người bệnh uốn ván cũng nặng nhẹ tùy theo chữa trị sớm hay muộn, dễ bại não, tàn tật, không nói được ...
Sài Gòn 27-05-2015
Kts. Đinh Thanh Hải
...........
Facebook: https://www.facebook.com/notes/dinh-thanh-hai/u%E1%BB%91n-v%C3%A1n-h%C3%A3y-c%E1%BA%A9n-th%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-n%C3%B3/1008666722477701
Nhận xét
Đăng nhận xét