Hãy cẩn thận với "Thuốc Nam mà hiệu quả""

Tivi quảng cáo: "Thuốc Nam nhưng mà hiệu quả" - Ảnh internet

Sáng nay, đọc bài của báo Thanh Niên Rước họa từ thuốc nam của ông lang bà mế: "Nhiều người dùng thuốc nam trôi nổi để chữa bệnh khớp, hiếm muộn, cam… đã bị ngộ độc chì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe... Theo Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi dạng bột hoặc viên có màu đỏ, vàng cam hoặc hồng (còn gọi là hồng đơn) không nhãn mác lưu hành bất hợp pháp khiến nhiều trẻ nhỏ bị nhiễm độc chì. Kết quả xét nghiệm một số mẫu “thuốc” các gia đình cho con uống cho thấy có nồng độ chì cao. Tùy mức độ, trẻ nhiễm độc chì sẽ bị thiếu máu nặng, còi cọc, tổn thương thần kinh, chậm phát triển trí não. Chì tập trung chủ yếu ở xương. Với người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%, do đó rất khó thải độc"

Dược sĩ Triệu Cúc Huyền chia sẻ: 
  Chì (lead) là kim loại rất độc đối với trẻ con, gây ảnh hưởng đến tế bào thần kinh dẫn đến phát triển chậm. Đối với trẻ con chỉ cần 1 lượng chì nhỏ đã đủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não, gan, thận và xương.
Chứng nhiễm chì rất khó phát hiện vì những triệu chứng nhiễm chì rất dễ lầm lộn với cảm cúm thông thường.
Môi trường xung quanh chúng ta đầy dãy chất chì. Nước sơn chứa nhiều chì đặc biệt nước sơn cũ của vách tường tróc thành từng miếng nhỏ trẻ con ko biết lụm ăn. Đồ chơi cũng chứa nhiều chì đặc biệt đồ chơi bằng nhựa sản xuất từ Trung Quốc. Đồ hộp có nhiều chì, tránh cho trẻ con ăn đồ hộp. Bàn ghế gỗ sơn trong nhà chứa nhiều chì và hít bụi chì (lead dust) trong nhà lâu ngày cũng bị nhiễm chì. Nước và không khí cũng chứa nhiều chì đó bà con!!!
Chì sẽ tích lũy trong máu theo thời gian và khó nhận ra bị nhiễm chì đến lúc biết thì đã muộn. 


Cơ thể nhiễm chì có thể gây còi xương, chậm phát triển - Ảnh internet

Triệu chứng của nhiễm chì của trẻ em:
* Chậm phát triển, học tiếp thu chậm
* Kén ăn
* Đau bụng, buồn nôn ói mửa
* Sụt cân (weight loss)
* Mệt mỏi (tireness, fatigue)
* Khó ngủ
* Táo bón
* Năng động (hyperactivity) 

* Mẹ đang mang thai bị nhiễm chì rất dễ dàng truyền qua cho thai nhi. Mẹ nhiễm chì cho con bú lây nhiễm cho con trẻ.
TẤT CẢ THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÊN THỬ NGHIỆM MÁU ĐỂ BIẾT LƯỢNG CHÌ TRONG MÁU.
TRẺ CON PHẢI THỬ NGHIỆM MÁU ĐỂ BIẾT LƯỢNG CHÌ KHÔNG Ở MỨC NGUY HIỂM....IT'S A MUST!!!!
 



Houston, Texas 19/04/2017
Triệu Cúc Huyền
 

Bà con cần tư vấn về bệnh tật và thuốc uống thì hãy liên hệ với HaiLy Boutique, sẽ được hỗ trợ - tư vấn miễn phí nhé! 
Liên lạc qua Facebook: www.facebook.com/HaiLyBoutique
Triệu Cúc Huyền tốt nghiệp với Master Degree in Biology/Biochemistry (thạc sĩ môn sinh vật học, sinh hóa học của trường University of Houston. Đã từng làm việc cho hãng thuốc Pháp Russell Pharmaceuticals ở Mỹ và Việt Nam. 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến