Những người yêu Khe Sanh

 Khe Sanh một góc nhìn của tôi.
.
Khe Sanh là cao nguyên đất đỏ, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khe Sanh là một địa danh đã đi vào lịch sử, một cái tên mà cả thế giới đều biết đến trong thời chiến tranh, một nơi mà Mỹ chọn làm căn cứ lớn với sân bay Tà Cơn, đồi Cù Bốc... Và sau 1968 Khe Sanh là vùng đất tử, bom đạn nằm đầy trong đất, chết chóc luôn rình rập chờ hại con người. Thế đó, những người lính VNCH được diện cải tạo lên đây, vợ con họ phải đi theo, đến với rừng thiêng nước độc, sốt rét hoành hành, rắn rít, cọp beo vây quanh... Thế đó mà họ với vợ cùng con cháu đã vượt qua, vươn lên mà sống, thoát khỏi cơ cực nghèo nàn, con cháu học hành đến nơi đến chốn, tung bay ra giữa đời đầy bao dung, đến những nơi không còn bị phân biệt đối xử 3 đời con cháu lính NGỤY quân Ngụy quyền. Học hành xong họ rời đi xa Quảng Trị chứ hiếm khi trở về xây dựng quê hương, có quay về rồi cũng lại ra đi, như mấy câu rất hay của nhà thơ Hồ Sĩ Bình: "Quê Quán ơi bao lần trở lại, trở lại bao lần cũng chỉ để mà đi". Làm sao trở về khi nơi đó không thể xin việc, không thể tồn tại, con cha cháu ông ngồi yên vị trên tất cả các chức danh từ lớn xuống nhỏ. Làm nhà nước thì lẹt đẹt không lên được vì dính lý lịch, mà làm tư thì lên xíu bị bóp nát ngay.
Rất nhiều người đã tìm đến với Khe Sanh, họ tình cờ đi qua rồi dừng lại, dọn cả gia đình và tất cả tiền bạc mang tới đầu tư, quyết chọn Khe Sanh là nơi để sống, miền đất hứa hẹn cho tương lai. Người đầu tiên có thể nói đến là một người Pháp, ông tên là Eugène Poilane - mang cây cà phê đến Khe Sanh từ những năm 1926, khai hoang vùng đất hoang dã thành những đồn điền cà phê, khai hóa văn minh cho miền cao nguyên đất đỏ này. Ông đã quá yêu Khe Sanh, từ bỏ Pháp với nền văn minh của thế giới mà đến đây, thế rồi ông đã bị phục kích và bắn chết. Đó có thể là một nỗi buồn bao phủ cả miền quê sương mù như Đà Lạt mộng mơ, hay Sapa diệu kỳ tuyệt đẹp.

 Ngôi nhà của Eugène Poilane ở Khe Sanh trước năm 1975
.
Sau ông Eugène Poilane thì có rất nhiều người con xứ Việt, như ông Hồ Văn Minh cũng đam mê với cây cà phê, bỏ thành phố Nha Trang với cơ ngơi khá giả để đến với Khe Sanh... Những lô cà phê rộng lớn với màu xanh bạt ngàn. Công nhân của công ty Minh Đức được hưởng lợi theo, ông Minh cho đất đai dựng nhà rồi lập vườn, mỗi hộ có khu vườn với diện tích tới 2.500m2. Ấy thế mà khi ông qua đời thì đất đai bị người ta chiếm đoạt, bà vợ mất chồng đã chịu bao đau khổ lại phải cầm đơn đi thưa kiện mấy năm trời, vẫn chưa được giải quyết đâu vào đâu.
Mới đây thôi lại nghe nhiều chuyện về Việt Kiều Úc đến Khe Sanh trồng cây "tỷ phú" đó là Mắc Ca mà người ta đã đồn lầm, người nông dân Tây Nguyên "mắc kẹt" với mắc ca. Báo chí viết nhiều về cây Mắc ca ở Khe Sanh, đọc mãi mà chẳng thấy giải quyết được ra sao, trong khi ông Huỳnh Văn trí thất thoát quá nhiều tiền bạc.
Hôm qua có người chia sẻ với tôi rằng: "Chuyện bà Ng lên làm hiệu trưởng thấy ai cũng bất bình, toàn cây gạo gội cống hiến mà phải đứng sau. Chừ Quảng Trị nát như tương, chứ không riêng gì Khe Sanh - Hướng Hóa. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, các dự án công nghiệp nặng... quá trời nhiều! Và đặc biệt như vụ án Mắc Ca, người tâm huyết như ông Trí - My Anh thì chạy tóe khói. Thực ra công ty My Anh là do bác Thành ở Sài Gòn (công ty Cao su đường 9) kêu gọi về. Bác Thành lại bị hội đó kiếm chác vụ nhà tâm linh, nhà trẻ Bình Mình, đất Ba Tầng và công ty cà phê Đường 9. anh T phò mã hớt tay trên công sức của bác Thành, giận anh T ghê lắm."
Bạn ấy lại kể tiếp: "Bác Thành rất tâm huyết với nền nông nghiệp và đặc biệt thích mảnh đất Khe Sanh. Bác mua lại công ty đường 9 với giá 45 tỷ cho cơ sở và đất của công ty ở Ba Tầng, đổi lại bác Thành làm từ thiện bằng cách xây tặng nhà trẻ Bình Minh và khu tâm linh ở nghĩa trang đường 9 - có bão tháp mà người dân hay đến tham quan với chụp hình. Nhưng rồi huyện HH đã không giao đất như đã thỏa thuận để bác Thành làm nông nghiệp, cụ thể là cây cao su. Làm bác Thành chật vật kiện tụng, nhưng vì tình nghĩa nên chưa làm căng lắm. Sau đó, bác Thành mời bác Trí vào đầu tư cây Mắc Ca và nhà máy chế biến sữa chuối, mục đích nâng cao giá trị cho cây chuối Tân Long, với mong ước setup chuẩn sẽ giao lại cho dân làm để lấy nguyên liệu, tạo công ăn việc làm và giá trị cao cho nông dân (như lời bác Trí tâm sự vs anh như vậy). Nhưng cuối cùng đất không có, tiền đền bù thì chồng đến 3 lần, xe "Lắc xù" thì giao 2 chiếc cho anh T chạy chơi. Cây ươm giờ cao vút nhưng không triển khai trồng được, trái chuối mình đã ăn rồi và rất ngon. Nếu như không có chuyện gì, thì hồ Khe Sanh sẽ được đầu tư thành nơi tuyệt đẹp. Bác Thành ăn chay trường và có tư tưởng lớn, có nhiều dự án khá lớn ở Đà Lạt. Một con người đam mê cây cối, đã trồng thử nghiệm được loại cây chiết xuất tinh dầu làm nhiên liệu dùng cho xe. Còn nếu dự án Mắc Ca chịu thua, ông Việt Kiều Úc về nước thì ai là người được hưởng lợi? Tiền bạc bỏ ra đầu tư cùng mọi thứ T hưởng lợi, chiếc xe hơn 4 tỷ T đang đi là của công ty My Anh chứ đâu. Em có thấy rằng trên tất cả các bài báo về công ty My Anh với cây mắc ca, đều có hình ảnh của T phò mã."
 Những con rắn độc đang chờ con mồi đến.
.
Hôm nay, thấy có người đăng tin "Ủy ban kiểm tra Trung ương đã vào cuộc để làm rõ những dấu hiệu sai phạm tại tỉnh QT. Soi thấu tim can những quan chức nào góp phần làm nghèo tỉnh QT, làm nghèo đất nước. Chuyến này, nhiều quan chức ở huyện HH nói riêng và nhiều quan chức của tỉnh QT nói chung có "tỏ ra tích cực" trong dự án Mắc-ca, dồn ông Việt kiều Úc đến bước đường cùng phải bỏ chạy về nước, chắc sẽ mất ngủ dài dài."
Nó chỉ cười nhạt rồi thở dài, chỉ ước mong sao thanh tra làm đúng quy trình, công tâm cho đời thêm chút công bằng văn minh. Chứ vào rồi cầm bì thư, đi ăn uống và trở ra, mọi chuyện lại đâu vào đó, "u như kỹ" thì quá buồn.
Có khi nào cái chết của ông người Pháp Eugène Poilane đã tạo nên một lời nguyền, một điều ám cho những ai lên Khe Sanh đầu tư đều thất bại. Muốn phá bỏ lời nguyền thì mỗi doanh nhân phải tạc tượng của ông Eugène Poilane để thờ, và tìm ra ngày ông chết để làm đám giỗ, cầu nguyện cho linh hồn ông được siêu thoát và phù hộ cho những người muốn đến để xây dựng KHE SANH giàu đẹp, phát triển đi lên.
.
Sài Gòn 30/08/2018
Đinh Thanh Hải
.
NHỮNG BÀI VIẾT VỀ CÀ PHÊ KHE SANH
- Tản mạn về cà phê Khe Sanh:
http://www.hodinhvietnam.com/threads/3504/
http://www.dinhthanhhai.com/2019/07/caphekhesanh.html
- Viết về ông Eugène Poilane: http://www.dinhthanhhai.com/2018/08/coffeekhesanh.html
- Những vết tích còn lại của ngôi nhà người Pháp đầu tiên đến Khe Sanh trồng cà phê, ngôi nhà nay chỉ còn lại một chút vết tích: https://poilanecoffee.com/maison-de-poilane/
- Người ươm mầm xanh cây cà phê Khe Sanh: http://www.dinhthanhhai.com/2018/08/caphekhesanh.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến