Suy ngẫm về giáo dục xưa và nay

 Bài tập đọc "Ngoài đường" của thời miền Nam Việt Nam trước 1975
.
Đọc lại một bài tập đọc "Ngoài Đường" mà sao hay quá, học sinh của chế độ miền Nam Việt Nam trước 1975 được học, những từ với chữ đọc nhẹ nhàng mà sâu lắng, dạy làm người với những đạo lý đượm chất nhân văn.
Bài tập đọc NGOÀI ĐƯỜNG
1. Con ơi! ở ngoài đường là nơi công chúng qua lại, con có bổn phận phải giữ gìn cử chỉ cho đứng đắn.
2. Con nên nhớ mỗi khi gặp những người già nua, ngèo khó, những đàn bà ôm dắt trẻ thơ, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước. Đứa trẻ kia đứng khóc một mình, con chạy lại hỏi han, dỗ dành hoặc chỉ bảo. Cụ già nọ đánh rơi gậy, con lại nhặt giúp. Gặp trẻ con cãi nhau, con hãy tránh xa. Khi có đám ma đi qua, đừng cười nói với bạn con nữa, hãy ngả mũ chào người quá cố. Có ai hỏi thăm đường con phải trả lời cho đúng lễ phép. Đừng chạy nhảy, nô đùa, phải giữ luật đi đường.
3. Con nên nhớ rằng chỉ liếc mắt trông qua cử chỉ của dân chúng ngoài đường là người ta có thể xét được trình độ giáo dục của cả một dân tộc.
(Trích trong sách Việt Văn Toàn thư lớp bốn của Bùi Văn Bảo , Nhật Tảo xuất bản năm 1974)
Ôi bài học sao mà hay quá, đó là những câu mà ông bà, ba mẹ dạy cho ta những ngày còn thơ, chứ sách vỡ này chắc đã đem đốt hết. Ta chợt buồn khi đám tang đi ngang, người ta bấm còi inh ỏi, để rướn chạy vượt qua phía trước... còn đâu trẻ lễ phép vòng tay dạ người lớn tuổi, thay vào đó là chửi bới thậm chí đánh ngã gục trên sàn. Thấy trẻ đánh nhau em còn dùng 3G quay phim chứ nào đâu mà can ngăn, phải chăng những bài học máu lạnh đã thấm vào não từ tấm bé, sự hận thù: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".
Vì sao những bài học xưa nay không còn nữa, vì sao bạo lực học đường lại làm nhức nhối xã hội? Tại sao cô giáo phải quì gối 40 phút để thay lời xin lỗi phụ huynh.
Hãy dạy con trẻ những bài học đầy yêu thương, ươm mầm cho chúng bằng hạt giống tốt, được chăm bón, tưới nước trong lành. Đừng dạy chúng phải biết hy sinh, xây dựng đất nước tươi đẹp... hãy dạy cho chúng làm người, dạy chúng lòng nhân ái và yêu thương mọi người, hãy chăm lo thật tốt cho bản thân, rồi sau đó cho gia đình và cuối cùng mới cho xã hội.
Đọc những bài học dạy học sinh được giáo sư tiến sĩ "cải cách" mà sao đắng lòng, người ta "ươm mầm" xanh bằng những chiêu thức "độc", những văn hóa rất lạ đời mà chính người lớn đọc càng khiếp sợ.
 Một bài học của học sinh thời giáo dục "cải cách"
Như bài "Bé xách đỡ mẹ"
Mẹ và bé đi chợ về, Bé đi nhanh, mẹ thì ì ạch, có vẻ vất vả lắm.
- Mạ à, mẹ xách nặng quá hở mẹ?
- Bé có cách gì đỡ cho mẹ?
- Có cách, mẹ ạ!
- Cách gì đó bé?
- Mẹ bế bé, bé xách hộ mẹ.
Rồi tiếp bài "Vẽ gì khó", đứa trẻ hỏi họa sĩ vẽ gì khó, thì được trả lời vẽ chó với trâu rất khó. Còn vẽ dễ là vẽ ma quỷ, vì chó trâu quanh năm ngày tháng ai cũng thấy, vẽ sai bị chê ngay. Ma quỷ đã ai thấy bao giờ, thích thế nào vẽ thế ấy, ai dám hoạnh họe.
Chưa hết, những bài dạy mưu mẹo, lừa dối, lưu manh như "Cháo rìu" + "Cá gỗ"..., Dạy thêm cho trẻ những từ ngữ nghe rất lạ, như: "quện nhau", đi học về con trẻ hỏi người lớn quện nhau là gì? Biết trả lời sao? Rồi những từ địa phương của miền Bắc cũng đưa lên phổ cập toàn quốc, con ỉ - lai (lái xe chở người) - lai rai (ăn nhậu từ thuở măng non) - bình tích - vích - rồi học chữ bằng những ô vuông, tập viết chữ bằng ô vuông. Rồi đánh vần kiểu mới, mọi thứ đều Cờ nhưng ghi thì lúc có Quờ có Ka.
Giáo dục đang hướng cho thế hệ mầm xanh của đất nước đi về đâu? Đào tạo ra một thế hệ tương lai tài giỏi ư? Sẽ làm cho nước Việt phát triển "chói lóa", sớm đi ra khỏi thời kỳ quá độ để tiến nhanh tới thiên đường?
Bài học của giáo dục "cải cách" là đây.
.
Có nên xem lại những công trình nghiên cứu khoa học? Có nên đặt dấu hỏi là họ thực sự là giáo sư với tiến sĩ hay không? Hay kiểu như cô tân Hiệu trưởng Trường Trung Học Phổ Thông Hướng Hoá học không đủ giỏi để đậu đại học, chỉ thi vào trung cấp, ấy rồi cơ cấu học lên cao và giờ làm hiệu trưởng trường cấp 3 của huyện Hướng Hóa - Quảng Trị. Những vị lãnh đạo như thế thì làm sao giáo dục phát triển đi lên được? Khi mà não họ không có nhiều trí tuệ mà toàn là mưu mô, toan tính đường đi lợi cho thăng tiến bản thân và đè bẹp thiên tài, đào tạo ra những sản phẩm y khuôn bản thân mình, không khuyến khích học sinh chăm học, đi bằng thực lực của bản thân.
Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng có rất nhiều người tốt nghiệp trường sư phạm, giỏi chuyên môn và cả một trời thạc sĩ chính quy, ấy thế mà họ không thể nào lên làm lãnh đạo, chỉ vì họ là người dân nghèo, không có ba làm lãnh đạo, không có nhiều tiền để lo lót. Những điều xấu xa đó lại lọt vào trong giáo dục thì thật ghê sợ.

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Tổng thống Nelson Mandela đã chia sẻ rất hay về giáo dục:
"Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
- Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy.
- Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
- Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.
- Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
- Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy.
- Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia."
.
“ Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students.
- Patients die at the hands of such doctors.
- Buildings collapse at the hands of such engineers.
- Money is lost in the hands of such economists & accountants.
- Humanity dies at the hands of such religious scholars.
- Justice is lost at the hands of such judges.
- The collapse of education is the collapse of a nation. “

Sài Gòn 05/09/2018
Đinh Thanh Hải

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến